Khoa học GD

Ngày 16 Tháng 12 Năm 2021

6 vấn đề cần lưu ý để có thành công về tự chủ đại học – TS. Vũ Ngọc Hoàng

Theo kế hoạch, sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện tự chủ đại học.

Trước thềm hội nghị này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có ghi nhận ý kiến đề xuất của một số chuyên gia.

Phóng viên TCĐT Giáo dục có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam để lắng nghe ý kiến của ông về vấn đề tự chủ đại học.

Ngày 13 Tháng 12 Năm 2021

Cần thành lập một ủy ban cấp Chính phủ để giải quyết vấn đề tự chủ đại học – TS.Phạm Hiệp

Tiến sĩ Phạm Hiệp (ảnh: Lê Hiệp) Thời gian qua, công tác thi hành Luật 34/2018 và Nghị định 99/2019 vẫn có tình trạng mối quan hệ bên trong giữa Đảng uỷ, Ban giám hiệu và Hội đồng trường chưa rõ ràng dẫn tới vai trò của Hội đồng trường vẫn còn nhiều bất cập. […]

Ngày 04 Tháng 12 Năm 2021

Kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp với Đại học Quốc gia Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nhật Bắc Ngày 3.12, Văn phòng Chính phủ  ban hành Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 3.12 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Đại học Quốc gia Hà Nội. Thủ tướng yêu cầu Đại […]

Ngày 03 Tháng 12 Năm 2021

Giáo dục khai phóng: Bệ đỡ cho óc tưởng tượng và trí sáng tạo

Giáo dục khai phóng là một lĩnh vực rộng, bao gồm những môn học không phải thuần kỹ thuật, hay khoa học chuyên môn, mà liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, v.v., tức mang tính nhân văn.
Anh quốc nổi tiếng có nền giáo dục nhân văn truyền thống, ở hai đại học lớn Cambridge và Oxford, để đào tạo những “gentlemen” của giai cấp quý tộc. Nhà thần học John Henry Newman, với tác phẩm nổi tiếng The Idea of a University (Ý niệm của một Đại học), xuất bản lần đầu năm 1852, đã đề cao tri thức nhân văn, coi nó là cứu cánh tự thân, hơn là tri thức hữu dụng, là phương tiện đi đến mục đích. Ông chủ trương bản chất của đại học là giảng dạy nhân văn, là “truyền bá và mở rộng tri thức hơn là phát triển nó”.

Ngày 02 Tháng 12 Năm 2021

Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

Sau 13 năm lưu trữ và bảo quản hàng trăm nghìn tài liệu hiện vật về cuộc đời các nhà khoa học Việt Nam, Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) đã chính thức cho ra mắt Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Ngày 26 Tháng 11 Năm 2021

Ngẫm lại những bài học từ nền giáo dục Phần Lan

Không phải chương trình, giáo trình, hay quy trình kiểu mẫu của Phần Lan mà chính những bài học từ nền giáo dục đó mới là thứ chúng ta cần.

Ngày 25 Tháng 11 Năm 2021

3 thách thức, 2 kiến nghị với đại học tự chủ – PGS.TS Vũ Hải Quân

Không còn nguồn chi từ ngân sách nhà nước, chưa có chính sách tín dụng phù hợp cho sinh viên và chưa đa dạng hóa được các nguồn thu là ba thách thức lớn về tài chính đối với các trường ĐH tự chủ hiện nay.

Ngày 24 Tháng 11 Năm 2021

Cần có một nghị định riêng cho các trường đại học tự chủ

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch phụ trách Nội dung Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ Việt Nam Khi tự chủ, các trường không phải hoàn toàn “tự túc”, “tự bơi” về mặt tài chính mà được chủ động hơn về mọi mặt, trong đó có các quyết định về tài chính. Trong […]

Ngày 20 Tháng 11 Năm 2021

Cuốn sách “Cơ hội để thành công” của nhà cải tổ giáo dục Tony Wagner và nhà khởi nghiệp sáng tạo Ted Dintersmith – Sáng tạo để thoát khỏi tầm nhìn hạn hẹp

Cuốn sách của nhà cải tổ giáo dục Tony Wagner và nhà khởi nghiệp sáng tạo Ted Dintersmith lý giải vì sao sáng tạo cần trở thành trọng tâm của quá trình học tập và rằng thành công, hạnh phúc của thế hệ trẻ sẽ ngày càng phụ thuộc vào khả năng đổi mới của mỗi cá nhân cũng như của cả hệ thống giáo dục.

Ngày 17 Tháng 11 Năm 2021

Trải lòng về nghề giáo các vấn đề giáo dục đang được dư luận xã hội quan tâm hàng đầu hiện nay – PGS. TS Chu Cẩm Thơ

Đã nhiều năm gắn bó với nghề giáo, dạy học từ các cấp phổ thông , PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã chia sẻ về nghề giáo cũng như các vấn đề giáo dục đang được dư luận xã hội quan tâm hàng đầu hiện nay

Ngày 16 Tháng 11 Năm 2021

Những mối nguy nan của PISA

Từ khi ra mắt năm 2000, PISA đã có một tác động to lớn đối với các cuộc cải cách giáo dục trên toàn cầu cũng như các chính sách giáo dục quốc gia ở các nước tham gia. PISA đã trở thành một căn cứ quan trọng cho phát triển giáo dục ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ và đang thu hút sự chú ý ở phần còn lại của thế giới… Đối với hầu hết trong số hơn 70 hệ thống giáo dục hay địa phương tham gia, PISA là một nguồn quan trọng cho việc phát triển chính sách giáo dục.

Ngày 15 Tháng 11 Năm 2021

Đôi điều về “tôn sư trọng đạo” nhân dịp sắp tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 – Phó giáo sư Võ Văn Minh

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng giống như bao ngày kỉ niệm khác trong năm, nhưng phần đông mọi người đều nhớ. Có lẽ ai cũng từng đi học nên nhớ, hoặc vì trân quý những người thầy nên khó quên… Nhớ và kỉ niệm ngày nhà giáo cũng cần, nhưng có lẽ cách ứng xử như thế nào, mới thể hiện cái tầm văn hoá.