Hiệp hội khẩn trương chuẩn bị Hội nghị ban chấp hành lần thứ V
Những ngày đầu năm 2019 Thường trực Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tích cực và khẩn trương chuẩn bị Hội nghị BCH lần thứ 5 Nhiệm kỳ I (2014 – 2019) sẽ diễn ra tại Trường ĐH Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vào ngày 01/ 3/ 2019 – là dịp đầu Xuân Kỷ Hợi.
Nhiệm vụ chính của Hội nghị BCH lần này là tổng kết hoạt động sôi nổi của năm 2018 và xây dựng phương hướng hoạt động năm 2019; đồng thời, do đây là năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm, nên Hội nghị BCH sẽ có thêm nội dung không kém phần quan trọng, đó là bàn thảo về công tác chuẩn bị tiến tới Đại hội lần thứ II của Hiệp hội, dự kiến tổ chức vào thời gian cuối năm 2019 – đầu năm 2020.
Đây là lần đầu tiên Hiệp hội tổ chức Hội nghị BCH trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Đoàn công tác của Thường trực Hiệp hội từ Hà Nội sẽ lên đường đi Tp Hồ Chí Minh ngày 27 / 2 / 2019 sớm mấy ngày. Đoàn sẽ thăm và làm việc với một số trường đại học, cao đẳng có mô hình đào tạo hiệu quả tốt, như: Trường ĐH Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tô Đức Thắng, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông. Và tất nhiên, toàn thể đại biểu về dự Hội nghị BCH lần này sẽ thăm quan học tập mô hình năng động sáng tạo của Trường ĐH Thủ Dầu Một và Thành phố Bình Dương – được đánh giá là một trong tóp các thành phố có thiết chế hành chính thông minh hiện nay.
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU CỦA HIỆP HỘI NĂM 2018
Năm 2018 là năm hoạt động của Hiệp hội có sự đổi mới mạnh mẽ. Vừa tổ chức các hoạt động mang tầm vĩ mô, vừa chuyển mạnh các hoạt động thiết thực cụ thể về các CLB khối ngành, chuyên môn, lĩnh vực phù hợp.Nổi bật nhất là tổ chức được hai hội thảo lớn khoa học quốc gia, 11 hội thảo nhỏ, tọa đàmvàthành lập thêm 09câu lạc bộ mới,đồng thời thúc đẩy các câu lạc bộ đi vào hoạt họat động thực chất, sôi nổi. Bên cạnh đó các công việc thường xuyên theo chức năng cũng được quan tâm thực hiện đầy đủ. Có thể tóm tắt kết quả hoạt động như sau:
- CÁC HOẠT ĐỘNG LỚN, TIÊU BIỂU CỦA HIỆP HỘI TRONG NĂM 2018
- Tổ chức 2 hội thảo khoa học quốc gia
- Hội thảo“Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế” được tổ chức ngày 16/5/2018 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm ở tầm vĩ mô của Hiệp hội trong năm 2018. Chủ đề của hội thảo là một trong những giải pháp quan trọng của nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiệp hội đề xuấtvà được nhiều Bộ, Ban ngành TW hưởng ứng, nhận lời đồng chủ trì tổ chức hội thảo (Ban Tuyên giáo TW, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hiệp hội Vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam).
Trước khi tổ chức hội thảo, Hiệp hội đã báo cáo vànhận được sự quan tâm,khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành thời gian tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo, biểu dương, ghi nhận cách thức tổ chức và hướng tiếp cậncủa Hội thảo đối với nội dung mà Nghị quyết đã đặt ra.
Hội thảo nhận được 130 báo cáo tham luận và hơn 350 đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành, các chuyên gia giáo dục, cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước tham dự, phát biểu ý kiến và thảo luận sôi nổi. Hầu hết các bài tham luận đều được Ban Tổ chức Biên tập và in thành Kỷ yếu tại Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông để cung cấp cho đại biểu.
- Hội thảo“Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng” tổ chức ngày 02/11/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của hội thảo hướng tớivấn đề mà xã hội đã và đang rất quan tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Lần đầu tiên một hội thảo lớn được Hiệp hội tổ chức tại phía Nam và có thí điểm thu phí. Các phòng ban ở phía Bắc và Văn phòng đại diện tại Tp.HCM đã có sự phối hợp tốt, tích cực, chuẩn bị chu đáo và hội thảo đã đạt được thành công như kế hoạch đề ra, lưu lại ấn tượng tốt và một số kinh nghiệm bổ ích.
Hội thảo nhận được 115 báo cáo tham luận và 250 đại biểu đến từ Bộ Giáo dục & Đào tạo; Lãnh đạo, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Hầu hết các bài tham luận đã được Ban Tổ chức hội thảo biên tập và in thành Kỷ yếu tại Nhà Xuất bản Đà Nẵng để cung cấp cho đại biểu. Kinh phí in Kỷ yếu do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hỗ trợ.
Sau 2 Hội thảo trên đây, Hiệp hội đã có báo cáo đánh giá kết quả gửi các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục.
- Xúc tiến thành lập thêm và thúc đẩy hoạt động của các câu lạc bộ, tổ chức được 11 hội thảo, tọa đàm
- Vận động thành lập và tổ chức lễ ra mắt cho 09 câu lạc bộ mới:
Chủ trương thành lập các câu lạc bộ (thuộc ngành nghề, khối trường, kết nối,..) của Hiệp hội đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của hội viên. Tuy vậy, thực tếtriển khai ban đầu cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề cụ thể được đặt ra: Các hội viên có hưởng ứng không? Tuyên truyền vận động ra sao?Dự kiến nhân sự Ban chủ nhiệm thế nào? Có các giải pháp nào để duy trì? Triển khai những hoạt động gì? Cách thức nào để đạt được hiệu quả? Thông qua việc thăm dò, tuyên truyền, vận động, tìm giải pháp tháo gỡ, các vấn đề trên lần lượt đượctháo gỡ, xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể và đã gặt hái được những kết quả thiết thực. Các đồng chí được phân công đảm trách công việc này đã thể hiện sự nhiệt tình và trách nhiệm cao.
Đúc rút kinh nghiệm thực tế thí điểm của các năm trước, quy trình thành lập các Câu lạc bộ trong năm 2018 được tiến hành ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn cả về trình tự lẫn cách thức chuẩn bị cũng như tổ chức lễ ra mắt và đặc biệt là nhanh chóng đi vào hoạt động.Vì thế, năm 2018 đã có 9 CLBmới được thành lập, gấp 1,5 lần số lượng của 2 năm 2016 và 2017.
Các trường thành viên hăng hái, phấn khởi và vinh dự đăng cai tổ chức sinh hoạt với tinh thần trách nhiệm cao. Các buổi lễ ra mắt đều có kết hợp tọa đàm nhằm trao đổi những vấn đề thiết thựcgắn với chuyên môn nghiệp vụ của từng khối trường.
Các câu lạc bộ đều thống nhấtmỗi năm tổ chức tọa đàm, hội thảo từ 1 đến 2 lần. Các chủ đề này đều có sự phối hợp chọn lựa, thống nhất giữa Thường trực Hiệp hội và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Đã có Câu lạc bộ tổ chức đi tham quan học tập ở một số nước trong khu vực, quốc tế.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của các Câu lạc bộ đi dần vào nền nếp, Thường trực Hiệp hội đã cung cấp con dấu liên hệ nội bộ và cờ ghi tên Câu lạc bộ để chuyển giao lần lượt cho các thành viên đăng cai tổ chức họp tiếp theo.
Đặc biệt,trong năm 2018 đã kiện toàn được nhân sự Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ Khối trường thuộc Bộ Công thương với sự đồng tình, ủng hộ của Vụ Tổ chức – Bộ Công thương. Câu lạc bộ này ra đời đầu tiên (tháng 3/2016) nhưng do những khó khăn về khách quan và chủ quan chưa cử được Ban Chủ nhiệm, chưa đi triển khai hoạt động.
Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập,từ cuối năm 2016, đã họp công bố Quyết định thành lập nhưng đến nay nhân sự Ban Chủ nhiệm vẫn chưa có và chưa thực sự đi vào hoạt động. Sự chậm trễ này là đáng tiếc, cho thấy, sự quan tâmcủa Thường trực Hiệp hội chưa đủ mức độ cần thiết đối với khối trường thuộc đối tượng thiệt thòi so với các trường công lậpcũng như các trường của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Thường trực Hiệp hội đã xem xét và có hướng kiện toàn câu lạc bộ này trong thời gian tới đây.
- Trong năm 2018,các câu lạc bộ đãtổ chức được 11 hội thảo, tọa đàm về những vấn đề cấp thiết trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc tổ chức 9 buổi lễ ra mắt các câu lạc bộ và tổ chức 11 hội thảo, tọa đàm trong năm 2018 đã tạo nên diện mạo mới, có cả chiều rộng và bề sâu, trở nên sinh động, thiết thực trong chương trình hoạt động của Hiệp hội, bổ sung được điều mà những năm trước còn thiếu.
Nội dung các hội thảo và tọa đàm đều là những vấn đề thiết thực của khối trường, liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ về quản lý cũng như giảng dạy, đào tạo. Vì vậy, các thành viên câu lạc bộ tham gia rất đầy đủ, nhiệt tình, vui vẻ, trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, tăng cường học hỏi hỗ trợ lẫn nhau.
2.1.Câu lạc bộ Khối trường Đại học sư phạm kỹ thuật ra đời tháng 1/2018 tại Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Ngày 11/5/2018 Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt lần thứ 2, hội thảo với chủ đề: “Chuẩn đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học và sau đại học – Định hướng và những thách thức” với sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức của Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Và ngày 12/10/2018 tổ chức sinh hoạt lần thứ 3, hội thảo với chủ đề: “Cơ sở lý luận, thực tiễn và nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành SPKT, CNTT, cơ khí, điện tử dùng chungcho các trường Khối sư phạm kỹ thuật”do Trường Đại học Sư phạmKỹ thuật Vĩnh Long hỗ trợ và phối hợp tổ chức tại trường.
2.2. Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng sư phạmra đời năm 2017, tại Trường Cao đăng Sư phạm Trung ương.
Ngày 11/5/2018 Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt lần thứ hai, tọa đàm với chủ đề “Trao đổi về công tác tuyển sinh năm 2018- Định hướng phát triển của các trường cao đẳng sư phạm” do Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp và hỗ trợ tổ chức.
Ngày 18/10/2018 Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt lần thứ 3, tổ chức tọa đàm về: “Định hướng phát triển các trường CĐSP”. Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa ThiênHuế hỗ trợ và phối hợp tổ chức tại trường.
2.3. Ngày 19/6/2018Câu lạc bộ Khối trường Mỹ thuật công nghiệp ứng dụng tổ chức sinh hoạt lần thứ 2, với chủ đề: “Mỹ thuật ứng dụngViệt Nam trước những thách thức hiện nay” với sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức của Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Và ngày 18/10/2018 tổ chức sinh hoạt lần thứ 3 để “Trao đổi và triển lãm kết quả đào tạo ngành thiết kế đồ họa, nội thất, thời trang và tạo dáng công nghiệp” với sự hỗ trợ và phói hợp tổ chức của Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
2.4.Ngày 17/5/2018 Câu lạc bộ Khối trường đại học địa phương tổ chức sinh hoạt lần thứ hai, tọa đàm với chủ đề: “Tự chủ đại học địa phương trong giai đoạn hiện nay” với sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương –Phú Thọ. Và ngày 17/10/2018 tổ chức hội thảo với chủ đề: “Hội đồng trường- thực quyền và hiệu quả” với sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức của Trường Đại học Quảng Nam.
2.5. Câu lạc bộKhối trường đào tạo điều dưỡng ra đời ngày 15/3/2018 tại Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
Ngày 05/10/ 2018 Câu lạc bộ Khối trường đào tạo điều dưỡng tổ chức sinh hoạt lần thứ hai, hội thảo “Nâng cao trình độ của giảng viên đào tạo điều dưỡng” với sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức tại Trường Đại học Thăng Long. Các ý kiến trao đổi rất cụ thể, đi sâu vào chuyên môn.Tới dự và phát biểu ý kiến cho hội thảo còn có Phó Vụ trưởng, Đại diện Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội Điều dương Việt Nam.
2.6. Ngày 12/10/2018 Câu lạc bộ các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương đã họp lần thứ hai để kiện toàn nhân sự và tổ chức trao đổi về: “Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương”.Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã hỗ trợ và phối hợp tổ chức tại trường.
2.7. Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng Y-Dược ra mắt ngày 24/4/2018 tại Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.
Ngày 8/11/2018, Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng Y Dược tổ chức sinh hoạt lần thứ hai, hội thảo: “Đổi mới phương thức để đảm bảo tự chủtài chính trong các trường Cao đẳng Y – Dược”. Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ hỗ trợ và phối hợp tổ chức.
2.8. Câu lạc bộ Các cơ sở đào tạo xét nghiệm, kỹ thuật y họcra mắt ngày 16/4/2018 tại Trường Đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2.9. Câu lạc bộ các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng tiếng Anh phía Nam tổ chức lễ ra mắt ngày 8/12/2018 do Trường Đại học Hoa Sen hỗ trợ và phối hợp tổ chức.
Những hoạt động trênđây của các câu lạc bộ cho thấy năm 2018 hoạt động của Hiệp hội rất sinh động, thiết thực.
Chủ trương này khơi dậy tiềm năng của các hội viên, đang được tiếp tục đẩy mạnh để đạt hiệu quả hơn trong những năm tới, dự kiến ngày 11/01/2019, Thường trực Hiệp hội sẽ tổ chức cuộc họp với tất cả Chủ nhiệmcác câu lạc bộ, để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung những giải pháp cần thiết, hoàn thiện thêm quy trình thành lập câu lạc bộ và nhất là thống nhất nội dung cũng như phương thức hoạt động cho thời gian tới.
III. Triển khai thực hiện các công việc thường xuyên:
- Đóng góp ý kiến cho các dự thảo sửa đổi luật về giáo dục
1.1.Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục.
Năm 2017, Hiệp hội đã tổ chức hội và tọa đàm với các trường hội viên để thống nhất các nội dung và đã có văn bản gửi tới Ban Soạn thảo cùng các cơ quan quản lý có thẩm quyền góp ý cho Đề án sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục.
Tiếp tục nội dung trên, năm 2018, Hiệp hội đã trực tiếp góp ý khi được tham dự Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, theo Giấy mời số 2188/GM-TTKQH.
1.2. Ngày 25/01/2018 Hiệp hội (là một trong 7 cơ quan, Bộ, Ban, ngành TW) tham dự cuộc họp giao ban Quý I do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với Khối giáo dục và đào tạo (CV số 91/VPCP-TH ngày 22/1/2018).
Ngày 25/5/2018 Hiệp hội tham dự cuộc họp của Ủy ban Đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Ngày 27/7/2018 Hiệp hội được mời tham gia họp để trao đổi, góp ý một số vấn đề về giáo dục do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì (Giấy mời số 786/VPCP-TH của Văn phòng Chính phủ).
1.3. Ngày 15/10/2018 Ban Tuyên giáo Trung ương mời Hiệp hội họp, góp ý Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW (CV số 5245-CV/BTGTW).
1.4. Ngày 2/8/2018, Hiệp hội dự hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 do Bộ giáo dục và Đào tạo mời (Giấy mời số 597/GM-BGDĐT).
Góp ý về Dự thảo đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2018-2025 do Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo mời (CV3117/BGDĐT ngày 25/7/2018).
Dự hội nghị trực tuyến về công tác thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh năm 2018 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 15/6/2018 (Giấy mời số 419/GM-BGĐT ngày 08/6/2018).
- Đề xuất giải pháp tháo gỡ các vấn đề vướng mắc
2.1. Hiệp hội có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét tháo gỡ khó khăn cho các trường cao đẳng y tế.
Tiếp nhận đề nghị của Hội viên là các Trường cao đẳng y tế về việc đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trường, sau khi tổ chức tọa đàm để trao đổi và thống nhất các nội dung chủ yếu, ngày 14/8/2018, Hiệp hội đã có văn bản số 58/HH-NC&PTCS gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế để kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các trường.
Tiếp nhận Công văn số 1251/PC-VPCP ngày 22/8/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế đã có công văn số 5840/BYT-K2ĐT ngày 02/10/2018, gửi Văn phòng Chính phủ trả lời kiến nghị của Hiệp hội, nêu rõ “Việc thực hiện cơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có lộ trình và bước đi cụ thể. Do vậy, Bộ Y tế ủng hộ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế tích cực thực hiện cơ chế tự chủ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng Nhà trường” Nội dung này đã giúp cho các Trường cao đẳng y tế yên tâm, tiếp tục phấn đấu củng cố và phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm tới.
2.2. Hướng củng cố và phát triển của các trường cao đẳng sư phạm
-Ngày 17/12/2018, Hiệp hội cóvăn bản số 110/HH-NC&PTCS gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục có thẩm quyền, trên cơ sở quán triệt thực biện Nghị quyết 19-NQ/TW về việc “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và sắp xếp hợp lý các trường cao đẳng sư phạm”.
-Hiệp hội đã và đang soạn thảo công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục có thẩm quyền, trên cơ sở quán triệt thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, quy hoạch sắp xếp mạng lưới các trường cao đẳng sư phạm địa phương phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao trình độ đào tạo giáo viên các cấp hiện tại và trong những năm tới.
3.Ngày 22/6/2018, Hiệp hội phối hợp với Hội đồng Anhtổ chức Lớp bồi dưỡng “Kiến thức chuyên môn về đánh giá tiếng Anh cho nhà giáo dục & giới thiệu bài thi Aptis” tại Trường đai học Ngoại ngữ -Đại học Đà Nẵng. Đến tham dự có 75 học viên của 22 Trường ĐH,CĐ các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.
- Thăm và làm việc, dự lễ do các hội viên tổ chức.
Năm 2018, Thường trực Hiệp hội đã tổ chức đi thăm và làm việcvới Lãnh đạo gần 20 trường hội viên ở cả 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam, góp phần gia tăng quan hệ gắn bó cần thiết trong Hiệp hội mà tôn chỉ mục đích của Hiệp hội đặt ra.
- Về phát triển hội viên
Công tác tuyên truyền vận động trong năm 2018 của Hiệp hội vẫn được quan tâm thường xuyên.Khá nhiều tổ chức có hoạt động liên quan tới giáo dục đã xin gia nhập. Căn cứ vào tiêu chuẩn được quy định trong Điều lệ và thực tế cụ thể của từng đơn vị, Thường trực đã xem xét và có những quyết định cụ thể. Trong năm 2018 đã kết nạp được 9 hội viên, trong đó có 5hội viên chính thức và 4 hội viên liên kết.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trực thuộc
Hiện tại, Hiệp hội có 21 tổ chức trực thuộc, gồm 1 Báo điện tử, 01 Tạp chí nghiên cứu, 9 Viện nghiên cứu, 10 Trung tâm.Tình hình chung là các tổ chức trực thuộc Hiệp hội rất khó khăn. Đặc biệt là các trung tâm.
6.1.Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngoài chức năng nhiệm vụ được Hiệp hội giao, với sự hỗ trợ (khoảng 1 tỉ đồng) của một số doanh nghiệp, Báo còn tổ chức được nhiều hội thảo ở các trường Trung học phổ thông về khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0về hướng dẫn lựa chọn ngành nghề, đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳngcho 40.000 lượt học sinh, cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý trường, cán bộ chính quyền địa phương tham dự tại các tỉnh.Tổ chức 39 hội thảo khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh Thiếu Niên và Nhi đồng Quốc hội tới dự và phát biểu ý kiến.
6.2.Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục tiếp tục hoạt động tốt. Tính đến nay, Trung tâm đã kiểm định được 34 trường đại học và cao đẳng.Trung tâm luôn đảm bảo trung thực, khách quan và chất lượng. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ chuẩn bị các điều kiện để có thể tiến hành kiểm định theo tiêu chuẩn mới.
Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD).
6.3.Tạp chí Giáo dục và Xã hội
Năm 2018, Tạp chí vẫn duy trì sự ổn định và triển khai các công việc đạt được hiệu quả nhất định:
Tạp chí xuất bản mỗi tháng 01 kỳ, với độ dày 120 trang, được công nhận là Tạp chí khoa học. Trong năm qua, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của tạp chí luôn thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của tòa soạn, không có trường hợp nào vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không để xảy ra sai sót trong xuất bản. Sức lan tỏa của Tạp chí rộng rãi hơn, số bài của cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục gửi đăng tăng trên 20%. Số bài báo biểu dương các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục và đào tạo, các nhân tố mới, điển hình trong xã hội đã tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, Tạp chí cũng rất cố gắng vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ một số cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, học sinh nghèo vượt khó.
6.4. Viện Khoa học và đổi mới công nghệ đã tổ chức hội thảo khoa học tại Cần Thơ và tổ chức tọa đàm và tập huấn năng lực nghiên cứu khoa học tại Hà Nội.
Tóm lại:
- Năm 2018 Thường trực Hiệp hội đã triển khai hoạt động một cách toàn diện, sâu rộng, sôi nổi, thiết thực và đạt được hiệu quả hơn so với các năm trước. Các hoạt động đều xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ, gắn với chuyên môn nghiệp vụ của các trường hội viên, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục. Mối quan hệ giữa Thường trực Hiệp hội với hội viên, giữa hội viên với nhau đã có sự gắn kết chặt chẽ hơn. Các trường hội viên đồng tình, tham gia trực tiếp vào các hoạt động của Hiệp hội ngày càng tích cực hơn.
Năm 2018 cũng là năm màHiệp hội có nhiều hoạt động được dư luận chú ý và ghi nhận.Vai trò, vị trí của Hiệp hội tiếp tục được củng cố thêm, đồng thời nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, hội viên nhiều hơn, chất lượng hơn.
- Triển khai các hoạt động đạt hiệu quả như trên là nhờ có sự ủng hộ (cả về tinh thần lẫn vật chất) và hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm của nhiều hội viên, Sự quan tâm chỉ đạo và động viên của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành; Cán bộ các phòng ban chức năng của Thường trực đã làm việc rất trách nhiệm và tâm huyết.
- Kế hoạch hoạt động năm 2019 đã được xây dựng và Lãnh đạo Hiệp hội phê duyệt để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thông qua báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 của các phòng, ban và các tổ chức trực thuộc cho thấy kế hoạch đặt ra đã hoàn thành khá tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:
– Hiệu quả hoạt động của các tổ chức trực thuộc mới ở mức trung bình;
– Tỉ lệ hội viên tham gia các hoạt động của Hiệp hội mới được gần 60%.
Năm 2019 là năm cuối của Nhiệm kỳ I (2014-2019) và chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ II (2019-2024). Thường trực Hiệp hội bước đầu nhận định tình hình và gợi mở các vấn đề chủ yếu để Hội nghị BCH lần này thảo luận :
Trong bối cảnh chung vừa có nhiều thuận lợi quan trọng vừa có những khó khăn, trở ngại, thách thức của đất nước, của ngành giáo dục và những kết quả đáng kể trong những năm qua, nhất là năm 2018 của Hiệp hội, đứng trước cơ hội, yêu cầu và thách thức của thực tế, đòi hỏi Hiệp hội cần được tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển bền vững, bám sát tôn chỉ mục đích, thông qua việc thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình, cần xác định được một số hoạt động trọng tâm, thiết thực, bao gồm những hoạt động mang tính đột phá và hoạt động thường xuyên, thông qua cải tiến tổ chức quản lý, phương pháp làm việc, kiên trì phấn đấu để có thể đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho ngành giáo dục trong những năm tới, qua đó nâng cao thêm uy tín của Hiệp hội./.
Văn Đình Ưng