Tính thực tiễn & ứng dụng mô hình Đại học không vì lợi nhuận

Ngày 05/04/2021

Đây là các vấn đề cần xem xét ở giai đoạn tiếp theo để hoàn thiện mô hình trường KVLN trong luật, tránh sự xung đột lợi ích hay tranh cãi sau này.

MÔ HÌNH ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ (PHI) LỢI NHUẬN CỦA MỸ

Tổng Quan

Lần tiên loại hình trường đại học không vì lợi nhuận (KVLN) được luật hóa – theo Luật Giáo dục Sửa đổi năm 2018. Tuy mô hình trường KVLN trong Luật này chưa được hoàn chỉnh theo chuẩn các nước, nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng và rất cần thiết để loại hình trường này phát triển, cùng với hệ trường công và trường tư (lợi nhuận) hiện nay.
Theo thống kê của tổ chức NCES, ở Mỹ có 4.298 trường đại học (2 năm và 4 năm trở lên), trong đó có 1.626 trường công, 1.687 trường tư KVLN và 985 trường tư.
Theo thống kê của Statista (2020), tồng số sinh viên trường công của Mỹ: 14.610,000 và trường tư 5.140.000, chiếm 26% trên tổng số. Trung bình 8.985 sinh viên/trường công và 1.924/trường tư.
Dự báo số sinh viên đại học và tỷ lệ học đại học công và tư tại Mỹ khá ổn định trong nhiều năm tới, tuy thế nhưng mức độ cạnh tranh của các trường sẽ khốc liệt hơn, các trường nhỏ có lượng sinh viên dưới 1.000 có thể gặp khó khăn phải sáp nhập, đóng cửa hay chuyển đổi mô hình giáo dục, như dạy trực tuyến ..
Chuyển đổi và khả năng áp dụng công nghệ mới cho ngành giáo dục đại học hiện nay là một thách thức rất lớn cho các đại học Mỹ và thế giới nói chung, nhưng đây cũng là cơ hội cho các trường.
A. Mô hình đại học KVLN
Đại học KVLN (non-profit) Mỹ nằm trong luật, theo loại hình tổ chức xã hội (Charitable Organization) được miễn thuế theo mục 501©(3) của cơ quan thuế Mỹ. Có nghĩa là tổ chức trường không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và một số thuế khác. Toàn bộ nguồn thu của trường sau khi trừ chi phí hoạt động phải đầu tư lại cho trường, bao gồm cơ sở vật chất, cấp học bổng, giảm học phí cho sinh viên .. tương tự như trong Luật GD Sửa đổi 2018.

Để được miễn thuế trường phải tuận thủ các quy định tài chính cho loại hình KVLN và luật cấm phân biệt như giới tính, tôn giáo, sắc tộc, thành phần…
Ngoài việc miễn thuế, đặc thù của tổ chức trường KVLN Mỹ là không có chủ sở hữu cá nhân, không chia lời hay cổ tức. Thành viên Hội đồng Quản trị Trường là những người tham gia với tính cách cá nhân, không có quyền lợi riêng tư trong trường, chỉ phục vụ cho mục đích phát triển và hoạt động của trường. Họ là những người được bầu chọn vào HĐ Quản trị Trường do uy tín trong cộng đồng, doanh nghiệp, chuyên môn, hàn lâm .. Đa số nhận thù lao hay/và chi phí sinh hoạt, chứ không nhận lương.
HĐQT Trường là bộ phận có quyền lực cao nhất, toàn quyền quyết định các vấn đề, hạng mục, chính sách lớn của trường. Hiệu trưởng và nhân sự quản lý của trường là người, những người được thuê để quản lý và điều hành hoạt động trường.
Số thành viên HĐQT Trường có thể từ 7 đến 35 người, nhiệm kỳ thường từ 4 đến 6 năm, mỗi năm bầu lại 1/4. 1/6 để có sự liên tục.
Một số nhỏ trường tách ra làm 2 Hội đồng: HĐQT và HĐ Quản lý tài sản trường.
B. Mô hình trường KVLN áp dụng trong trường hợp Việt Nam
Luật Giáo dục Sửa đổi năm 2018 đã xây dựng cái khung cho loại hình trường này. Nhưng có phần nào khác với mô hình KVLN của Mỹ là còn tính sở hữu (Chủ đầu tư). Điều này cũng bình thường trong bối cảnh và điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay. Theo tôi thì có thể rất khó tìm các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền xây dựng trường mà không giữ tính sở hữu, dù theo luật là sở hữu không được phân chia lợi nhuận hay cổ tức; đồng thời mô hình tổ chức, quản lý loại hình trường KVLN như Mỹ chưa từng thực hiện tại VN nên quan ngại.
Tuy nhiên mô hình trường KVLN theo Luật hiện nay cũng phải giải quyết bài toán sở hữu cá nhân hay tổ chức trong trường, Nhà nước miển thuế, các ưu đãi và quyền lợi khác vì thực chất trường KVLN là tổ chức giáo dục xã hội làm thay cho Nhà nước, chỉ khác là Nhà nước không trực tiếp đầu tư phần cứng (cơ sở vật chất) và mềm (hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên).

                          Ban Truyền thông – Sinh viên