Giải pháp Chủ tịch Hội đồng trường sẽ như chủ tịch của một doanh nghiệp – PGS Bùi Đức Thọ

Ngày 12/07/2021

Phó giáo sư Bùi Đức Thọ- Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Với giải pháp này, tôi tin chắc, quyền của Chủ tịch Hội đồng trường sẽ lên rất cao. Sẽ chỉ có những người xuất sắc nhất mới trúng cử được vào vị trí Chủ tịch Hội đồng trường mà không cần tới tiêu chuẩn cứng. Giải pháp tôi đề xuất là thực hiện đúng cơ chế đại diện chủ sở hữu và Chủ tịch, cũng như người đại diện của Bộ chủ quản cần có tỷ trọng số phiếu cao hơn các thành viên khác, tương tự như cơ chế của doanh nghiệp. Do đó, theo tôi, không cần nhiều tiêu chuẩn cứng, cái chính là cần cơ chế để Chủ tịch Hội đồng trường có thực quyền. Lúc này, những người uy tín nhất, năng lực nhất cũng mong muốn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường. Trường sẽ chọn được người phù hợp nhất để bầu.

Những từ “khoá” hành lang ngôn ngữ pháp lý quyền tự chủ của các trường khi làm quy chế về tuyển dụng và bổ nhiệm.

Các cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo sự tuân thủ Luật Viên chức cũng như Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Theo PGS Bùi Đức ThọLuật Viên chức cũng như Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu nội dung quản lý viên chức nhưng không bao gồm luân chuyển, điều động viên chức. Do đó, quy chế tuyển dụng và bổ nhiệm của các trường không đưa được nội dung luân chuyển và điều động viên chức vào được. Mặc dù đây là nội dung quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực giúp tăng hiệu quả quản lý. Mở rộng vấn đề hiểu rõ nguyên nhân Luật Viên chức không đưa nội dung luân chuyển, điều động viên chức vào nội dung quản lý viên chức (Luật Công chức có ). Vì bản chất quan hệ giữa đơn vị sử dụng viên chức và viên chức được điều chỉnh bởi hợp đồng làm việc mang tính thoả thuận và dựa vào vị trí việc làm. Thêm vào đó, Luật Viên chức điều chỉnh phạm vi rộng, toàn bộ viên chức trong cả nước, không chỉ riêng viên chức ở các trường đại học. Do vậy, hy vọng sự thay đổi mang tính bản chất của Luật Viên chức để tăng quyền tự chủ cho các trường là không khả thi. Giải pháp thiết thực, khả thi chính là sửa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và bỏ các từ “khoá” chung chung như yêu cầu “phù hợp pháp luật”. Nếu cần quy định gì thì quy định cụ thể luôn. Dẫn chứng là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho phép Hội đồng trường ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; cho phép quyền tự chủ trong công tác nhân sự gồm cả tuyển dụng và bổ nhiệm, nhưng vẫn thêm câu “phù hợp với quy định của pháp luật”. Mà hiện nay, ngoài luật chuyên ngành là Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, các trường đại học còn phải chịu sự chi phối của nhiều luật khác như Luật Viên chức, Luật quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công… Tương tự là các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật trên.

Cần định nghĩa lại để thực chất

Hiện nay, người đứng đầu trong trường đại học lại đang được định nghĩa là Hiệu trưởng, chứ không phải là Chủ tịch Hội đồng trường. Chẳng hạn như công tác thanh tra nội bộ, hiện theo quy định là do người đứng đầu, tức Hiệu trưởng chịu trách nhiệm, đoàn thanh tra do Hiệu trưởng thành lập. Đây là hoạt động cần thiết để thực hiện quyền giám sát, nhưng quyền này lại do Hiệu trưởng thực hiện. Nếu định nghĩa lại, Hiệu trưởng là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản, còn người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng trường thì thực quyền của Chủ tịch Hội đồng trường và Hội đồng trường sẽ được thực chất hơn. (Bt theo nội dung PGS Bùi Đức Thọ trả lời giaoduc.net)

Ban TT – SV