Nguồn nhân lực tương lai hệ Cao đẳng & cuộc đi vòng ngoạn mục nào cũng cần phải trở về

Ngày 06/06/2021

Nếu kéo dài mãi thực tế hai Bộ quản lý hệ cao đẳng mà chưa ngã ngũ thì như cuộc đi vòng mà con thuyền giáo dục đào tạo trên chở nguồn nhân lực tương lai không đi thẳng trực tiếp sẽ “vòng vèo” đến đích. Bến đỗ khi nào sánh năm Châu?

Đất nước hiện có 2 Bộ quản lý về giáo dục đào tạo sẽ không phù hợp bởi mỗi bộ thực hiện một chức năng chính khác nhau. Khi chồng chéo, “giẫm lên nhau” về chức năng sẽ dẫn tới không phù hợp trong thiết kế bộ máy của Chính phủ. Cần đưa giáo dục đào tạo cao đẳng về một đầu mối quản lý nhà nước. Nhìn hiện tại và nhìn lại quá trình thì thấy rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như không bỏ sót thực tế luôn sát sao lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của mình.
Để đảm bảo việc sử dụng nguồn lực quốc gia thông minh hơn, tập trung hơn và quy tụ đầu mối hơn thì rõ ràng trách nhiệm giải trình về chất lượng nguồn nhân lực được tạo ra và cân đối các trình độ đào tạo, sử dụng nguồn lực hiệu quả của người đứng đầu Bộ Giáo dục & Đào tạo được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước là phù hợp, Đảng và Chính phủ khi cần buộc trách nhiệm giải trình với cơ quan chuyên trách này sẽ rõ ràng và minh bạch. Giải quyết những vấn đề không đáng có, không vướng vào những rắc rối “ quyền anh, quyền tôi” của hai cơ quan đều có chức năng riêng, đặc thù và quan trọng về cơ cấu ngành quản lý.
Và một điều giản dị, hai bộ riêng rẽ vai trò và chức năng thì việc quy trách nhiệm một cách rõ ràng về tình hình đào tạo nhân lực giải trình trước Quốc hội, Chính phủ nói riêng và trước xã hội nói chung sẽ tinh gọn rõ ràng minh bạch.
 – Những biện pháp đưa ra kết quả mà bỏ qua “quá trình” là “đánh giá dự phóng phi tiến trình” là lược giản kết quả tiến trình phát triển; những “ dự phóng kết quả phi tiến trình” đối đãi; luôn cần thức tỉnh bằng thực tại “quá trình” – tiến trình

+Việc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành. Đồng thời gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
+Từ những căn cứ trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề; đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn.
+Do đó, cơ quan này kiến nghị giữ ổn định hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay. Đồng thời đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp để bảo đảm đạt chỉ tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp.

– Tư duy – hành động “quá trình” là thích đáng và không bỏ sót hay thiên vị, tất cả là để có được nguồn nhân lực đảm bảo gánh vác sứ mệnh tương lai, giúp vào tiến trình phát triển con người, xã hội, đất nước và thật sự hội nhập quốc tế.

+Bằng trí huệ hành động của “ quá trình” Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đưa ra ý kiến nhằm thức tỉnh, nếu tư duy vẫn manh mún, cục bộ, “cạnh tranh thị phần” quản lý nhà nước, dẫn đến cạnh tranh nguồn lực và ngóng chờ vào nguồn ngân sách như hai ba thập kỷ trước thì sẽ khó có sự phát triển đột phá về chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực.
+Vì vậy giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải thay đổi tư duy phát triển giáo dục đào tạo để có nguồn nhân lực tốt nhất đáp ứng các nhu cầu phát triển rất mới mà Đại hội 13 đã chỉ ra.

       Ảnh học viên trường cao đẳng nghề

+Nếu được chấp thuận đưa giáo dục và đào tạo về một đầu mối quản lý nhà nước, sẽ tạo ra sự thay đổi mới trong bối cảnh mới, phù hợp với mục tiêu và định hướng.
+Đào tạo cao đẳng trong hệ thống giáo dục giống như chăm cây, không thể kéo một cái cây cho nó lớn, mà hãy hãy nhạy cảm sáng suốt giúp vào thực tế để tính hiển nhiên phát lộ và phát triển toàn diện theo tiến trình tự nhiên vốn có, nên cân nhắc những dự phóng kết quả “siêu nhân, siêu tốc” nào đó.

+Hãy bắt tay vào những việc như, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học sẽ khả thi và hiệu quả hơn do nguồn lực đỡ bị phân tán. Bài toán quy hoạch theo Luật Quy hoạch được giải quyết nhằm để khai thác, huy động sử dụng nguồn lực (công và tư) hiệu quả và thông minh, nhưng hiện nay bài toán đó đang bị thách thức do các cơ quan quản lý chồng chéo
+Cần chủ động nguồn tuyển sinh cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, nếu không tập trung mà còn chồng chéo thì việc quy hoạch mạng lưới các trường nghề chỉ tồn tại trên giấy.
+Sự thống nhất một mối và tự điều tiết quá trình tự nhiên vốn có của ba dòng chảy sẽ rất thuận đạt cuộc sống bởi, trong ba dòng chảy khi có hai dòng chảy giáo dục phổ thông và giáo dục đại học mở rộng ra thì ngay lập tức giáo dục nghề nghiệp sẽ tự động co hẹp lại dẫn đến sự lãng phí đầu tư cơ sở vật chất cho trường nghề, nhưng không có hoặc rất ít người học.
+Người học hưởng lợi nhiều hơn do hệ thống được vận hành một cơ chế thống nhất không đứt đoạn về đảm bảo chất lượng, cơ chế liên thông (tín chỉ có giá trị thống nhất ) và giảm bớt rất nhiều các thủ tục quy định mang tính hành chính khác.
+Sự thống nhất đầu mối quản lý sẽ chấm dứt tranh cãi vừa qua về cho phép hay không cho phép dạy các môn văn hóa trong trường nghề để thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là những hệ quả của việc quản lý chồng chéo mà ra.
+Yêu cầu hiện nay và trước mắt, hàng chục triệu lao động cần đào tạo lại, đào tạo nâng cấp kỹ năng tại doanh nghiệp phục vụ cho chuyển đổi số và nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng dường như Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội không mấy quan tâm để tham mưu chính sách, cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đứng ra đào tạo kỹ năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhìn nhận từ thực tế, từ khi chuyển cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có một vấn đề đã chưa được đánh giá đầy đủ tính phức tạp của vấn đề về quản lý ở địa phương. Cụ thể là việc chuyển nhiệm vụ ở từ cơ quan Trung ương này sang cơ quan Trung ương khác không mấy khó khăn nhưng lại chưa lường hết được những khó khăn quản lý nhà nước ở địa phương.

+Hiện nay, năng lực quản lý nhà nước của hầu hết các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về sự vận hành và quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được tinh nhuệ, chuyên nghiệp . Trong khi đó cán bộ sở Giáo dục và Đào tạo hầu hết đều đã kinh qua công tác dạy học, tích lũy kinh nghiệm cả mấy chục năm nên tính chuyên nghiệp trong việc hướng dẫn, quản lý cơ sở của Sở Giáo dục và Đào tạo bài bản hơn.
+Một điểm nữa về việc tập trung quy tụ đầu mối chức năng quản lý, là thực thi nhiệm vụ gắn với tinh gọn bộ máy quản lý theo tinh thần của Nghị quyết – Hội nghị Trung ương 6, Đại hội 12. Và việc Thủ tướng chỉ đạo về giáo dục đào tạo sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian họp hành. Các trường và địa phương giảm chi phí giao dịch giữa hai hệ thống. Hệ thống hội nhập tốt hơn với thế giới và khu vực. Bởi có tình trạng hiện nay hai Bộ đều cử đại diện đi đàm phán quốc tế có khi chỉ về một vấn đề khiến quá trình mất thời gian.

Ban TT – SV