Hệ đào tạo “9+ Cao đẳng” Ưu việt hay thảm hoạ ? – Chuyên gia Nguyễn Trường Giang, Học viện Quản lý giáo dục
Trên truyền thông đại chúng đa phương tiện thời gian vừa qua phản ánh nhiều về mô hình đào tạo “9+cao đẳng” như là một trong những phương thức đào tạo ưu điểm. Theo các chuyên gia, ưu điểm của chương trình này là người học vừa hoàn thành chương trình THPT vừa lấy được bằng CĐ-ĐH trong thời gian ngắn và sớm gia nhập thị trường lao động. Hệ 9+ Cao đẳng còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế… xem http://tuoitre.vn Chưa biết ưu điểm ra sao, nhưng để áp dụng vào thực tiễn cần có cái nhìn khách quan, đánh giá chính xác mô hình này để có kết luận hợp lý.
Trước tiên chúng ta nhắc lại mô hình “9+cao đẳng” là gì?. Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã nói rõ về hệ “9 + cao đẳng” như sau: 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình này đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN.
Mô hình 9+ theo Luật GDNN và theo thông lệ quốc tế là học hết lớp 9, học sinh có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn trong thời gian 6 tháng đến 1 năm và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 16 đến 18.
Lựa chọn khác là học sinh tham gia chương trình đào tạo 9+2, 9+3, 9+4, 9+5 để theo 8 bậc của khung trình độ quốc gia. Sau 2 năm, các em lấy bằng trung cấp và có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học… định nghĩa này chúng ta có thể xem ở đây
Thứ nhất, nếu như theo định nghĩa trên và áp dụng ta thấy bất cập đầu tiên chính là tuổi lao động của người tốt nghiệp quá sớm vì vừa tốt nghiệp THCS mà lại chỉ tham gia học đào tạo nghề có 6 tháng đến 1 năm là đã tham gia thị trường lạo động, điều này cũng mâu thuẫn với Luật Giáo dục nghề nghiệp, Trung cấp khi thời gian đào tạo là 1-2 năm đối với người tốt nghiệp THCS.
Thứ hai là như định nghĩa mô hình “9+cao đẳng” lại có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học điều này mâu thuẫn với tiêu chuẩn ISCED 2011. Thật vậy, mô hình “9+cao đẳng” chỉ tương ứng trình độ Trung cấp, theo ISCED tức là chỉ tương ứng với cấp độ 2, không đạt được cấp độ 3 như THPT vậy không thể tham gia thi vào cao đẳng đại học được. Sở dĩ có sự ngộ nhận này là vì hiện nay hệ cao đẳng của Việt Nam không trực thuộc giáo dục đại học, tức là ở cấp độ 4, trong khi theo thang cấp độ của ISCED thì cao đẳng (giáo dục đại học chu kỳ ngắn hạn ) có cấp độ 5 thuộc hệ thống giáo dục đại học, điều ngộ nhận này thể hiện rõ khi Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phát biểu là : Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam phù hợp với ISCED 11[1] và tương đồng với các nước trong khu vực, thế giới trong cách tiếp cận về phân loại chương trình và bậc tạo thành hai hướng: hàn lâm và nghề nghiệp. Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED 11 (2 – 3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education) mà chủ yếu là định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động. Một phát biểu sai lệch, khi mình ở cấp độ thấp nhưng lại tự nhận ngang hàng theo cấp độ quy định chuẩn quốc tế.
Tiện đây cũng cần nói ở các quốc gia trên thế giới đối với giáo dục trung học bậc cao có 2 phân luồng, đó là THPT và Trung học Nghề nhưng thời gian đào tạo trung học nghề cũng là 3 năm chỉ có điều có sự điều chỉnh giữa kiến thức và kỹ năng nghề tầm khoảng 40- 60 hoặc 50-50 nhờ đó người học có sự phát triển hài hòa về văn hóa và kỹ năng nghề nghiệp. Đó cũng chính là lý do vì sao mà trong ISCED 2011 xem Trung học Nghề tương ứng với cấp độ 3 và bằng Trung học nghề hoàn toàn bình đẳng với bằng tốt nghiệp THPT, từ đây họ có thể tham gia dự tuyển ĐH, CĐ bình thường.
Thứ 3, các tác giả của mô hình “9+cao đẳng” đưa ra lý giải cho rằng một số quốc gia như Nhật bản hay Hàn Quốc cũng có các chương trình như vậy. Tôi xin minh họa để thấy sai lầm như sau: Tôi sẽ lấy minh họa luôn bằng mô hình đào tạo KOSEN như tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã nói.
Chúng ta hãy truy cập vào trang WEB sau:
từ trang web này sẽ có 1 tài liệu nhan đề:
LƯỢC KHẢO VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT KOSENGIÁO DỤC TẠI
KOSEN-KMITL, THÁI LAN Hideaki Aburatani, Suvepon Sittichivapak, Seiji Kano KOSEN-KMITL, Thái Lan
Nobutomo Uehara
Viện Công nghệ Quốc gia, Nhật Bản
Cuốn tài liệu này cho ta mô hình hệ thống giáo dục Nhật Bản và KOSEN như hình vẽ dưới đây:
Như vậy khi học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào KOSEN, chương trình giảng dạy KOSEN về cơ bản bao gồm giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục kỹ thuật nhất quán kéo dài 5 năm, bao gồm các công trình nghiên cứu học thuật/học tập dựa trên dự án, cho phép sinh viên kỹ sư thiết thực và sáng tạo một cách hiệu quả. Các chương trình giảng dạy KOSEN được thiết kế để cung cấp kiến thức khoa học, thí nghiệm, hội thảo đào tạo để bồi dưỡng kỹ năng sản xuất thực tế của sinh viên. Giáo dục KOSEN đã được công chúng, các ngành công nghiệp đánh giá cao và các tổ chức quốc tế. Như đã nói, đặc điểm nổi bật của giáo dục KOSEN là năm năm của nó (khóa học thông thường như một phần đại học) của giáo dục kỹ thuật sớm nhất quán bắt đầu từ 15 tuổi trở lên; KOSEN là một nền giáo dục kỹ thuật sớm và là một hướng đi nhanh chóng để bồi dưỡng kỹ sư trẻ chất lượng cao.
Bảng trên trình bày tóm tắt về NIT KOSEN. Hiện tại, có 51 NIT KOSEN (55 cơ sở), và khoảng 50.000 học sinh từ 15 đến 22 tuổi đang theo học. Nó nên được lưu ý rằng số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các khóa học thông thường và nâng cao của KOSEN chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên mới tốt nghiệp của các khoa kỹ thuật, bao gồm các trường cao đẳng,đại học và cao học ở Nhật Bản.
Với minh họa như vậy chúng ta có thể thấy mô hình “9+cao đẳng” (hiểu nôm na như vậy đối với các quốc gia ngoài Việt Nam) được áp dụng ở các nước trên thế giới, nhưng vẫn đề cốt lõi nhất là thời gian đào tạo phải đảm bảo 5 năm bao gồm 3 năm đào tạo chương trình trung học nghề còn 2 năm đào tạo chương trình cao đẳng. Điều này mâu thuẫn với mô hình “9+ cao đẳng” của Việt Nam khi bị rút ngắn thời gian đào tạo một cách thậm tệ. Với kiểu như vậy cơ sở nào để có thể đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo?
Thứ 4, nếu theo hệ “9+cao đẳng” thì thời lượng dành cho THPT không vượt quá 2 năm, điều này mâu thuẫn với Luật Giao dục quy định ở Điều 28 yêu cầu thời gian là 3 năm. Câu hỏi lớn đặt ra là, trong 2 năm đào tạo có bảo đảm học sinh đạt chuẩn để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hay không?.Đào tạo 3 năm học sinh còn chưa đủ trình độ, sao dám nói 2 năm?
Thứ 5, nếu theo “9+cao đẳng” thời lượng dành cho dạy nghề không quá 1 năm, vậy mà trong Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian đào tạo trình độ trung cấp là 1-2 năm. Nhìn xa hơn theo ISCED-2011 quy định thời gian đào tạo để đạt tới trung học nghề là 2 – 3 năm. Từ đây suy ra trình độ trung cấp nghề nếu đào tạo theo mô hình “9+cao đẳng” thấp hơn trình độ trung cấp nghề của Việt Nam và lại càng thấp hơn so với chuẩn ISCED-2011 quy định.
Thứ 6, nếu theo “9+cao đẳng” thời gian học cao đẳng chỉ là 0,5 năm, vậy mà theo khoản 3, Điều 33 Luật GDNN quy định thời gian là 1-2 năm (đối với đối tượng có cả bằng TC và tốt nghiệp THPT), đối với ISCED-2011 thời gian tối thiểu là 2 năm. Nếu như vậy trình độ cao đẳng đào tạo theo mô hình “9+cao đẳng” thấp so với trình độ đào tạo theo luật GDNN và càng thấp so với chuẩn ISCED-2011.
Với những lý do như vậy có thể thấy đào tạo theo mô hình “9+cao đẳng” cắt xén thời
gian một cách thậm tệ, méo mó cơ cấu nghề nghiệp, không đáp ứng chuẩn quốc tế. Vậy nó là ưu điểm hay thảm họa khi triển khai?. Xin các nhà quản lý giáo dục cho ý kiến?
Nguyễn Trường Giang,
Học viện Quản lý giáo dục
Ban TT – SV