Cần chuẩn hoá chấm điểm học bạ giữa các địa phương và giáo viên
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Đại học
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN để đảm bảo tính công bằng, khách quan khi xét tuyển bằng học bạ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một hệ thống đánh giá điểm học bạ. Hệ thống này đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa việc chấm điểm học bạ giữa các địa phương với nhau và giữa các giáo viên với nhau. Và phải có một bài toán tổng thể để tránh tình trạng phụ huynh, học sinh mua điểm học bạ, giành lợi thế trong xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Nếu trong xét tuyển đại học hiện nay phương thức xét điểm học bạ “lên ngôi” thì dẫn tới tình trạng học sinh giỏi ở các trường, các lớp “bị” tăng quá nhanh.
Xét tuyển bằng kết quả học bạ rất dễ không công bằng bởi vì hệ thống giáo dục của ta chưa được chuẩn hóa. Chỉ khi nào kiểm định tốt các trường, độ đồng đều như nhau thì làm thế được.
Nếu dùng hình thức chỉ dựa vào kết quả của học lực, học bạ thì nó phản ánh không chính xác. Tất nhiên, nếu tuyệt vời nhất là mình có một nền văn hóa chất lượng thì lúc đó không cần thi cứ xét học bạ là được rồi. Nhưng mình chưa đạt được mức độ đó mà áp dụng đại trà lúc này là đốt cháy giai đoạn, phản tác dụng”
nỗi lo của ngành giáo dục thì biết.
Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ ( Ảnh minh hoạ)
Năm nào cũng vậy, trước kỳ thi tốt nghiệp là ngành giáo dục, từ cấp bộ cho tới các trường, các hội đồng thi, cũng vất vả với chuyện tuyên truyền, rồi cả “dọa dẫm” sẽ xử nghiêm học sinh vi phạm kỷ luật phòng thi, mà nặng nhất là chuyện sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị “phao” hiện đại…
Nhưng khó hơn cả những chuyện như thế, ấy là người ta vẫn gian dối không cần phải ở phòng thi, trong khi thi mà họ đến tận cái phòng đựng bài thi để ung dung sửa điểm (thực chất là nâng điểm) như vụ gian lận thi cử kinh hoàng năm 2018.
Sửa điểm không phải để đơn thuần vượt qua kỳ “sát hạch” trình độ trung học phổ thông mà còn để ung dung vào cổng trường đại học nào ngon nhất, thậm chí phải như một thủ khoa, á khoa để còn hướng tới chuyện học bổng, đi nước ngoài, tiếng tăm lừng lẫy…
Một kỳ thi huy động cả hệ thống vào cuộc mà còn có đường dây, có tổ chức, tiền bạc sòng phẳng, mà tiền rất nhiều như vậy thì ai dám chắc điểm ở học bạ “không sửa, không chạy” bởi “chạy” điểm ở học bạ thì dễ gấp vạn lần, chỉ cần “chạy” giáo viên bộ môn chứ không cần “chạy” cấp trường, cấp sở mà vẫn có điểm số trong học bạ tốt nhất, để có nhiều cơ hội vào đại học.
Chưa kể, thực tế, ở mỗi một trường trung học phổ thông, mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi một địa phương, điểm học bạ có sự chênh lệch rất xa so với kết quả học tập thực sự của học sinh. Điều này bắt nguồn từ quan điểm đánh giá kết quả học bạ ở mỗi địa phương, mỗi giáo viên. Chính vì vậy, điểm học bạ không thực sự phản ánh được học lực của học sinh trung học phổ thông một cách khách quan trung thực.
Ban TT – SV