“Thừa Thiên Huế hội tụ nhiều yếu tố để trở thành một trung tâm KH&CN”
Ngày 26/11/2021
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Bí thư Lê Trường Lưu đã ký kết “Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Ảnh: AT
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt 10 dự án cấp quốc gia thuộc các chương trình: Nông thôn miền núi và nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; đề xuất Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam một nhiệm vụ trong khuôn khổ hợp tác, và đăng ký dự án “Đầu tư vùng trồng dược liệu quý” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tới Ủy ban Dân tộc
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ tập trung khai thác giá trị tài nguyên bản địa, tiềm năng văn hóa để phát triển kinh tế như phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng thương hiệu Huế Kinh đô Áo dài, Huế Kinh đô Ẩm thực; triển khai các dự án tạp lập phát triển các thương hiệu mạnh như xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Thanh trà Huế, Hoàng mai Huế, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận điểm đến du lịch Làng cổ Phước Tích, Chợ quê Cầu Ngói Thanh Toàn, nhãn hiệu Tập thể Sen Huế…
Tỉnh cũng đã tập trung triển khai Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, gắn Chương trình thích ứng với cuộc CMCN lần thứ 4 và Chương trình trí tuệ nhân tạo quốc gia do Bộ KH&CN triển khai.
Tại buổi làm việc giữa Bộ KH&CN và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra vào sáng 22/11, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã bày tỏ mong muốn chương trình hợp tác giữa hai bên sẽ giúp xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN, gắn giáo dục đào tạo với y tế.
Mở đầu buổi làm việc, TS Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế – đã chia sẻ về kết quả hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2020-2021 của tỉnh, đồng thời cho biết một trong những mục tiêu quan trọng của ngành KH&CN tỉnh trong, giai đoạn 2022-2025 là quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN. Để làm được điều đó, ông mong muốn Bộ KH&CN sẽ hỗ trợ tỉnh thẩm định, thống nhất và trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế, một khu công nghệ cao đa ngành cấp quốc gia; tạo điều kiện hỗ trợ Đại học Huế sớm trở thành Đại học cấp quốc gia và là Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của cả nước và khu vực Đông Nam Á; hỗ trợ lập đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung; hỗ trợ xây dựng đề án Phát triển Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải Miền Trung đến năm 2030; hỗ trợ Trường Đại học Y-Dược Huế xây dựng thành công mô hình “Trường-viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế v.v.
Theo ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế, những vấn đề trên đều là những điều mà ban lãnh đạo tỉnh hết sức trăn trở. “Lâu nay chúng tôi vẫn hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN dựa trên nền tảng của các thiết chế trung ương, nhân lực KH&CN, sản phẩm KHCN gắn với trường Đại học, bệnh viện TW Huế, cũng như một số thiết chế phù hợp khác. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm khoa học về KH&CN thực sự bài bản?”, ông đặt câu hỏi. “Tôi kỳ vọng những định hướng trên sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, nhất là đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực ưu tiên, đưa KHCN trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.”
Trước những đề xuất đó, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng Thừa Thiên Huế hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện được mục tiêu mà tỉnh đã đề ra. “Đây là trung tâm giáo dục đào tạo hàng đầu với đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu chất lượng. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm y tế chuyên sâu lớn thứ ba của cả nước với hệ thống các bệnh viện có chuyên môn sâu”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, muốn thành công, trước hết tỉnh cần tập trung xây dựng thể chế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ chế chính sách nâng cao nguồn lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo tại địa phương, chính sách đào tạo nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng. “Nếu làm được điều đó, Đại học Huế sẽ có tiềm năng trở thành trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ nghiên cứu chất lượng cao của đất nước – đó chính là ý nghĩa của mô hình Đại học quốc gia”.
Song song với đó, Thừa Thiên Huế cần xây dựng, tổ chức các nhiệm vụ KHCN, phát triển các nhiệm vụ riêng như CNTT gắn với Chương trình chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh học, sản xuất công nghiệp hữu cơ, công nghệ cao trong nông nghiệp, thực hiện các đề tài phát triển y dược, phát triển sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Huế, gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, môi trường sinh thái.
Trên đường thực hiện các nhiệm vụ đó, tỉnh cần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KHCN, đổi mới sáng tạo như phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ và đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ. “Tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể thực hiện tốt những điều này, bởi đây là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng KHCN phát triển kinh tế – xã hội địa phương, và còn là nơi đang khát vọng trở thành một trung tâm KHCN, đổi mới sáng tạo của cả nước”, Bộ trưởng kết luận.
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Bí thư Lê Trường Lưu đã ký kết “Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tăng cường sự phối hợp giữa hai bên trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm KH&CN lớn của khu vực và cả nước, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung.
Ban TT&SV
Chuyển đổi số không thể thành công nếu như không hình thành được các công dân số Không thể xây dựng Chính phủ số nếu thiếu các công dân số. Vì thế, công dân số là một trong các mục tiêu chuyển đổi số toàn diện quốc gia mà Việt Nam đang tăng tốc xây […]
Phụ huynh không chỉ đặt tiêu chí chất lượng đào tạo lên hàng đầu, mà còn mong muốn con mình được học trong môi trường đại học văn minh, đổi mới và có mức chi phí phù hợp GD&TĐ – Tập đoàn Công nghệ CMC tiên phong phát triển Đại học Số, nơi hiện thực […]
Nguyễn Ngọc Trâm hiện là Giám đốc chương trình của Scaleflex-một công ty công nghệ toàn cầu về quản lý tài nguyên kỹ thuật số tại Pháp, đồng thời cũng là chuyên gia tư vấn độc lập tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Trước khi sang Pháp, […]
Ông Hoàng Việt Tùng (trái) – Chủ tịch HĐQT VTC Academy và ông Hoàng Việt Tân (phải) – Tổng Giám đốc điều hành VTC Academy VTC Academy lần đầu chia sẻ thành quả sau hơn hai năm nhận đầu tư 3 triệu USD từ Quỹ đầu tư Vietnam Investments Group (VIG) và kế hoạch huy […]
Ông Nguyễn Huy Du thuộc Viện khoa học giáo dục và kinh tế Đông Nam “Tài nguyên bản địa” là từ khóa quan trọng đối với các quốc gia, mỗi nền kinh tế trong tương lai gần, sẽ trở thành vũ khí giúp cạnh tranh lành mạnh, tạo ưu thế rõ rệt khi nhắc đến […]