Nhìn lại việc thực hiện chủ trương Tự chủ đại học – TS. Đặng Văn Định

Ngày 09/10/2021

TS.Đặng Văn Định ( Ảnh tác giả bài viết)

Quyền tự chủ đại học thường được nhắc đến với tự chủ học thuật, tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức và nhân sự. Các quyền ấy đặt song hành cùng trách nhiệm giải trình. Điều đó được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học giải thích “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. [1]. Con đường dẫn tới những định chế trên không chỉ vài ba năm mà là vài ba chục năm. Chặng đường đầu tiên (1987-2005) các quy định về tự chủ đại học chủ yếu đan xen trong hoạt động điều hành của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Chặng đường tiếp theo (từ 2005 đến nay) nội hàm tự chủ đại học được trải nghiệm, thể chế hóa tại các luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật.

Báo cáo này nhìn lại tình hình thực hiện chủ trương tự chủ đại học, trọng tâm được đặt vào các trường đại học công lập những đơn vị chủ lực của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam (GDĐH).

Mời độc giả click vào kết nối để xem chi tiết 


Ban TT&SV