Giới thiệu một số nền giáo dục trên thế giới

Ngày 01/06/2021
I. Giáo dục ở Phần Lan

Công bằng và miễn phí

Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ “Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”

Thực hiện tiêu chí công bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.

Không áp lực thi cử

Giáo dục ở Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giáo dục hướng đến các học sinh yếu kém, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.

GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu: “Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”

“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt.

Dạy trẻ cách học, chứ không dạy trẻ học cách để thi là một yêu cầu về phương pháp giáo dục tại Phần Lan

12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học.

Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích.

Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử.

Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội ”

II. Giáo dục ở Nhật Bản 

Đạo đức là cốt lõi

Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

Tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.

Giáo dục Nhật bản tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

Sau trận động đất khủng khiếp năm 2011, trong các cuộc cứu trợ, người Nhật không chen lấn nhốn nháo, không tranh giành khẩu phần. Trái lại, họ còn nhường nhịn lẫn nhau và kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi dù biết rằng, có thể tới lượt của mình thì chẳng còn lại gì.

Câu chuyện đứa trẻ 9 tuổi không biết rõ số phận cha mẹ mình thế nào, trong lúc khốn khó đói và rét run cầm cập đứng xếp hàng chờ khẩu phần ăn thì được một người lớn nhường lại túi lương khô, vì e rằng tới lượt đứa trẻ này thì các khẩu phần ăn hết mất.

Đứa trẻ ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi đứa trẻ trả lời rằng “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con”.

Câu chuyện này và những câu chuyện cảm động khác đã nhanh chóng được lan truyền ra thế giới bên ngoài nước Nhật. Người dân toàn thế giới rất ngượng mộ và khâm phục dân tộc Nhật Bản. Câu chuyện đứa trẻ nhường lại khẩu phần ăn kể trên được giới truyền thông xem như là “huyền thoại”. Chỉ dân tộc nào xem đạo đức là nền tảng, xem văn hóa cổ truyền là linh hồn của dân tộc mình thì mới có được những kỳ tích như vậy.

Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.

Phương châm của người Nhật là “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã phát biểu rằng “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Tư duy ‘tự lập’

Giáo dục Nhật Bạn cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức

Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.

Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh tìm thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề.

Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.

Không áp lực thi cử

Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh

Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra còn có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.

III. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.

Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của mình đồng thời tôn trọng quan điểm ý kiến của người khác.

Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác

Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”

Tìm hiểu nền giáo dục Mỹ trong đào tạo tiểu học và trung học 

Bậc tiểu học và trung học ở Mỹ thường kéo dài từ lớp 1 đến lớp 12. Tại các trường Công lập, công dân Mỹ được miễn học phí cho bậc học này. Sau khi hoàn tất lớp 5 (bậc tiểu học) học sinh sẽ bước vào trung học, biết rằng bậc trung học bao gồm middle high school (lớp 6 đến lớp 8) và high school (lớp 9 đến lớp 12).

Thông thường, phụ huynh quốc tế gửi con em mình du học tại Mỹ ngay từ năm lớp 11, 12 để chuẩn bị cho việc vào đại học. Có xu hướng này là bởi từ bậc trung học, các học sinh trung học Mỹ đã được làm quen với việc tự do chọn lựa những môn học không bắt buộc (elective courses), song song với các môn bắt buộc (required/core classes). Các môn học bắt buộc phổ biến là English/Literature (Văn học), Mathematics (Toán học), Science (Khoa học), Physical (Vật lý)… Trong khi đó, các môn không bắt buộc sẽ cho phép học sinh được linh động chọn lớp, chọn giờ, chọn giáo viên sao cho phù hợp với sở thích và định hướng phát triển sau này, với các môn học như PE (Thể dục), Foregin Language (Ngoại ngữ), Computer (Tin học), hay Art (Nghệ thuật).

Vì lẽ đó, rất ít khi 2 học sinh cùng khối có thời khoá biểu giống nhau 100% (trừ khi 2 bạn chọn đăng ký lớp y hệt nhau), và người học khi đó sẽ được làm quen với hình thức học tương tự như ở các trường cao đẳng/đại học Mỹ. Ngoài ra, học sinh còn có thể đăng ký học các lớp AP (Advanced Placement) là chương trình xếp lớp nâng cao, với nội dung tương đương với các lớp nhập môn (101) hoặc các lớp cơ bản tại chương trình đại học năm nhất của các trường đại học Mỹ. Khi đạt đủ số điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng, học sinh sẽ được giảm số tín chỉ ở chương trình cử nhân năm đầu. Về đánh giá kết quả, thành tích của học sinh được thể hiện qua điểm trung bình của từng môn và tổng điểm trung bình của tất cả các môn – gọi tắt là GPA.

 Đặc biệt, một số gia đình ở Mỹ còn áp dụng chương trình dạy học tại nhà (Homeschool). Đa số phụ huynh của các gia đình này đã am hiểu về ngành giáo dục và muốn dạy con theo một hệ thống khác với các trường. Tuy nhiên, các học sinh này đều có thể tham gia các kì thi chuẩn hoá như SAT, AP giống các học sinh chính thống, và tất cả đều có quyền được nộp hồ sơ ứng tuyển vào các trường Đại học.

 Ngay sau đây, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn hiểu thêm về đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ ở bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ và nghiên cứu sau Tiến sĩ.

Bậc đại học và các mô hình trường học phổ biến

 Sau khi hoàn tất bậc trung học, các du học sinh Mỹ và sinh viên bản địa có ba lựa chọn trường phổ biến để lấy bằng Associate degree (2 năm) hoặc Bachelor degree (4 năm): 

 Cao đẳng cộng đồng (Community college): Sinh viên chọn các trường cao đẳng cộng đồng sẽ theo học chương trình lấy bằng chuyển tiếp (Associate degree) kéo dài 2 năm, sau đó, nếu muốn, có thể tiếp tục nộp đơn chuyển tiếp lên University/College hệ 4 năm để hoàn thành hai năm học còn lại và lấy bằng cử nhân. Nếu bạn đang thắc mắc có nên học cao đẳng cộng đồng ở Mỹ vì vấn đề kinh phí thì hãy yên tâm, vì bạn có thể tiết kiệm được tiền học phí cho hai năm đầu – khi học phí của các trường Cao đẳng Cộng đồng thường rẻ hơn các trường đại học Mỹ, mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng viên lẫn số lượng tín chỉ các môn học đại cương. Để tìm hiểu thêm giải đáp cho băn khoăn có nên học cao đẳng cộng đồng ở Mỹ, các bạn có thể tham khảo bài viết “Cao đẳng Cộng đồng có thế mạnh riêng” và các trường cao đẳng cộng đồng nổi bật như: Valencia College ở Flordia, Golden West College ở California, Central New Mexico Community College thuộc bang New Mexico, hay Shoreline Community College tại tiểu bang Washington.

College: Lưu ý rằng college ở Mỹ không có nghĩa là cao đẳng, bởi các trường college hệ 4 năm ở Mỹ cũng tương tự như các University – được phép tổ chức giảng dạy các chương trình đại học cấp Bằng Cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science). Sự khác biệt duy nhất ở College và University là University có thể giảng dạy và nghiên cứu bậc sau đại học, còn College thì chỉ được phép cấp bằng đại học trở xuống. Về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và nên dành thời gian tìm hiểu các trường College hệ 4 năm nổi bật, chẳng hạn như: Metropolitan State College of Denver ở Colorado, Pennsylvania College of Technology thuộc bang Pennsylvania hay Columbus College of Art and Design (tiểu bang Ohio) với các khóa học cấp bằng cử nhân ở các ngành quảng cáothiết kế đồ họathiết kế thời trangmỹ thuậttruyền thông đa phương tiện

 University: Được biết đến rộng rãi nhất tại Mỹ ắt hẳn là các trường đại học (University), chuyên đào tạo các chương trình trải dài từ dự bị đại học, Cử nhân, và sau cử nhân (bao gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ hay thậm chí là Sau Tiến sĩ). Một số University có thể bao gồm nhiều College, chẳng hạn Harvard College vốn trực thuộc Harvard University. Lợi thế của University so với College là sự đa dạng về ngành học, môi trường học tập và nghiên cứu vượt trội về cơ sở vật chất, kết hợp các hoạt động ngoại khóa sôi nổi cùng chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác trên thế giới. Chưa kể, sĩ số sinh viên tại các trường đại học cũng nhiều hơn đáng kể, đồng nghĩa với tỉ lệ du học sinh Mỹ từ các nước cũng cao hơn. Bên cạnh nhóm Ivy League vốn là niềm tự hào của nền giáo dục Hoa Kỳ, các bạn cũng có thể sử dụng các bảng xếp hạng về ngành học để tìm hiểu những trường đại học tư thục hay công lập của tiểu bang mà mình quan tâm, từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Bậc cao học:

 Sau khi có Bằng cử nhân, sinh viên có thể tiếp tục học lên cao để lấy bằng cao học (Master degree/Postgraduate degree) nếu đáp ứng được điều kiện học thạc sĩ tại Mỹ. Thông thường, ứng viên cần có điểm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) cho các trường đào tạo kinh doanh, quản lý và phần lớn các lĩnh vực khác, LSAT (Law School Admission Test) cho các trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) cho trường Y…. Thời lượng trung bình của khóa học Thạc sĩ là 2 năm. Cũng như phần lớn các quốc gia trên thế giới, các chương trình thạc sĩ của Mỹ được chia làm hai hệ:

Hệ Thạc sĩ nghiên cứu: cho phép sinh viên sẽ tập trung vào nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, và cho ra một luận văn nghiên cứu đáp ứng độ dài mà nhà trường yêu cầu. Thạc sĩ nghiên cứu phổ biến là Thạc sĩ nghệ thuật (M.A), Thạc sĩ Khoa học (ThS), Thạc sĩ nghiên cứu (MRes), Thạc sĩ Triết học (MPhil),…
Hệ Thạc sĩ chuyên ngành: tại đây, sinh viên chủ yếu sẽ được giảng dạy kiến thức và cung cấp các kĩ năng chuyên ngành ở bậc nâng cao. Các chương trình học khi đó cũng rất gần thực tiễn, với nhiều cơ hội cọ xát chuyên môn. Thạc sĩ chuyên ngành thường cho phép sinh viên thực tập trong một công ty, hoặc một tổ chức có liên quan. Các thạc sĩ chuyên ngành phổ biến là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Giáo dục (MEd), Thạc sĩ Luật (LLM), Thạc sĩ Mỹ thuật (MFA),…

 Ở bậc tiến sĩ, đa số các trường đều yêu cầu ứng viên phải có bằng Thạc sĩ để được nhận vào học Tiến sĩ. Nhìn chung, các yêu cầu cơ bản để được chấp nhận vào các chương trình Tiến sĩ tại Mỹ bao gồm: GPA cao (từ 3.4 trở lên); các chứng chỉ TOEFL, GRE/ GMAT, có thành tích nghiên cứu khoa học tốt… Để đáp ứng những yêu cầu trên, bạn nên phấn đấu hoàn thành ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học. Thông thường, ở bậc học này, nghiên cứu sinh sẽ mất ít nhất 4 năm trở lên để hoàn thành nghiên cứu. Về chi phí, đa số các nghiên cứu sinh có thể tham gia giảng dạy hoặc làm trợ giảng để nhận hỗ trợ tài chính của trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận học bổng du học Mỹ từ chính phủ, các quỹ học bổng phi chính phủ hoặc các quỹ hỗ trợ bên ngoài trường học. Bài viết “Học bổng du học và những điều bạn chưa biết” có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hình học bổng du học Mỹ tiềm năng.

Mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts) – ưu điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Mỹ

 Niềm tự hào của nền giáo dục đại học Mỹ là mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts), hay còn được dịch phổ biến trong tiếng Việt dưới thuật ngữ “nghệ thuật tự do”.

Trong trường hợp bạn chưa xác định được ngành học chuyên môn và có mong muốn tích lũy kiến thức tổng quan trên nhiều lĩnh vực, thì các trường College và University theo định hướng giáo dục khai phóng có thể là một lựa chọn hợp lý. Nội dung đào tạo của các chương trình này là sự kết hợp kiến thức liên ngành, trải dài từ các môn học thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn (ngôn ngữ, lịch sử, tâm lý, pháp luật, chính trị, kinh tế, địa lý, truyền thông…) với các nhóm ngành khoa học và tự nhiên (thiên văn học, sinh học, hóa học, vật lý, thực vật học, khảo cổ học, địa chất, khoa học trái đất…) Bài viết “Liberal Arts: những điều bạn chưa biết” có thể cho bạn thông tin thêm về mô hình giáo dục này, trong khi đó, chia sẻ của bạn Trầm Khánh Hưng, cựu sinh viên chương trình Cử nhân Khai phóng và Khoa học sẽ giúp bạn có cái nhìn của một người trong cuộc.

IIII. Giáo dục ở Đức

Bình đẳng

Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

“Phát ngôn viên” còn đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện tình hình học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…

Giáo dục ở Đức mỗi người Đức đều có trách nhiệm giáo dục trẻ 

Chú trọng trải nghiệm thực tế

Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung.

Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.

Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.

Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.

Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lý thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xã hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.

V. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội

Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, còn cụ thể làm gì phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.

Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương trình phổ thông đã dạy rất bao quát. Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau.

Đầu tiên là BAC General, Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).

ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.

Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.

Cuối cùng, những học sinh không hứng thú với chữ nghĩa hay có nguyện vọng muốn vừa tốt nghiệp phổ thông là có thể đi làm những công việc chân tay, làm thợ chứ chưa phải làm thầy thì theo đuổi hệ BAC Pro. Hệ này cung cấp các nghề cụ thể và các em học sinh được định hướng, chọn lựa và trong suốt hai năm cuối phổ thông có thể rèn luyện để đi làm ngay khi vừa ra trường với tay nghề vững.

VI. Singapore và nền giáo dục tiên tiến, có tính toàn cầu

Từ một quốc gia thuộc thế giới thứ 3, Singapore đã chuyển mình bước vào thế giới thứ nhất, trở thành “con rồng châu Á” với đô thị xanh, sạch, đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, những tập đoàn kinh tế, tài chính, công nghệ hàng đầu… Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu?

Lý do chắc chắn không xuất phát từ yếu tố tự nhiên khi Singapore không có rừng vàng, khoáng sản, đất phì nhiêu, hệ thống cảnh quan đa dạng. Có chăng là Đảo quốc sư tử đi theo những chiến lược, quyết sách hợp lý và hiệu quả trong đó có vấn đề về giáo dục.

Cố Thủ tướng Singapore – Lý Quang Diệu cho rằng nguyên nhân một quốc gia giàu có thịnh vượng hay nghèo đói khốn cùng không nằm ở điều kiện tự nhiên, cũng không nằm ở việc quốc gia đó theo Tin Lành hay Khổng Giáo, mà tất cả chỉ nằm ở 2 chữ: Con Người.

Với quan điểm quán triệt từ nhà lãnh đạo kiệt xuất đặt Con Người làm trung tâm, giáo dục đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia để đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt, chất lượng cao cho đất nước.

Con Người làm trung tâm, giáo dục đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia để đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt

Nền giáo dục được chú trọng phát triển trên cơ sở mọi đối tượng trong xã hội đều có thể tiếp cận bằng những con đường khác nhau. Giáo dục gắn liền với thực tiễn, dạy cho người học những kiến thức, kỹ năng suốt đời, có thể áp dụng linh hoạt với những sự thay đổi của thời đại mới.

Giáo dục giúp phát hiện và bồi dưỡng mỗi học sinh với những năng lực, sở thích, năng khiếu, hoàn cảnh đặc biệt có thể phát triển theo hướng phù hợp từ sớm. Với những điều này, hệ thống giáo dục của Đảo quốc sư tử phát triển theo hướng linh hoạt, đa dạng, đảm bảo chất lượng giáo dục cao và bắt kịp xu hướng toàn cầu.

Không ngạc nhiên khi Singapore là 1 trong 2 nước châu Á (cùng với Nhật Bản) được công nhận trong Top 20 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất toàn cầu (Theo U.S. News & World Report 2019).

Giáo dục có tính định hướng học sinh từ cấp tiểu học

Trẻ em ở Singapore bước vào bậc tiểu học từ 7 tuổi trở đi với chương
trình nền tảng từ lớp 1 đến lớp 4.

Đến lớp 5, 6, học sinh bước vào giai đoạn định hướng, được xếp vào các lớp học theo khả năng, sở thích để phát huy tối đa tiềm năng.

Với quan điểm “hiểu biết tiếng Anh là tốt nhưng biết tiếng Anh chuẩn Anh, Mỹ càng tốt hơn”, học sinh cấp tiểu học ở Singapore đã được dạy song ngữ nhằm nắm bắt tốt tiếng Anh chuẩn và nâng cao kiến thức về tiếng mẹ đẻ.

Bên cạnh đó, học sinh được học các kỹ năng toán học cơ bản, âm nhạc, thủ công, thể dục…

Ngoài các trường tiểu học dành cho trẻ bình thường, Singapore có cả
trường dành cho trẻ đặc biệt như trẻ bị tự kỷ. Hầu hết các trường đều có
giáo viên giàu kinh nghiệm, đủ khả năng chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt. Nhờ đó, những trẻ không được hưởng lợi từ giáo dục chính thống sẽ nhận được một sự thay thế khả thi.

Giai đoạn cuối lớp 6, học sinh phải qua kỳ thi hoàn tất tiểu học
(Primary School Leaving Examination – PSLE).

Lựa chọn đường đi từ cấp trung học cơ sở

Ngay khi bước vào cấp trung học cơ sở, học sinh Singapore có quyền lựa chọn một con đường phù hợp với thiên hướng phát triển của bản thân.

Họ có thể quyết định muốn học trường chuyên, trường cấp tốc – lấy bằng GCE “O” Level trong 4 năm hoặc theo hệ bình thường để lấy GCE “O” Level trong 5 năm.

Giáo dục giai đoạn này tập trung phát triển kiến thức cho
học sinh về Anh ngữ, tiếng bản xứ, toán, khoa học và nhân văn.

Chương trình học ở bậc cơ sở của Singapore nổi tiếng trên thế giới về khả năng phát triển cho học sinh lối tư duy sâu và các kỹ năng trí tuệ.

Ngoài ra, học sinh có thể theo đuổi chương trình học ở trường tư thục,
trường quốc tế với chương trình học riêng cho phép sau khi hoàn thành
lấy được chứng chỉ đủ điều kiện nộp hồ sơ vào đại học. Một số trường
dạng này có thể kể như: Trung học Quốc tế Canada – CIS, Trung học Quốc tế St. Francis Methodist.

Rộng đường đến sự nghiệp từ sau trung học cơ sở

Học sinh sau khi đậu kỳ thi lấy bằng GCE “O” Level có nhiều lựa chọn
trường học hướng đến những con đường tương lai sự nghiệp khác nhau tùy theo năng lực, sở thích và nhu cầu học thuật.

Các trường dự bị đại học

Sau khi lấy bằng GCE “O” Level, học sinh có thể nộp đơn vào học ở các trường dự bị đại học nhằm trang bị kiến thức để thi lấy bằng GCE “A” Level.

Hệ thống trường dự bị đại học gồm các trường Junior College (tạm
dịch Cao đẳng cơ sở) và trường đào tạo tập trung (Centralised Institute).

Các trường Junior College: cung cấp các khóa học 2 năm

Trường đào tạo tập trung: cung cấp các khóa học 3 năm

Học sinh sẽ được học các môn bắt buộc là tiếng Anh nâng cao và tiếng bản xứ, đồng thời trải nghiệm một loạt các môn học tự chọn khác thuộc ngành nghệ thuật, khoa học, thương mại… theo năng lực, sở thích, nhu cầu học thuật riêng.

Các chương trình được thiết kế để nhấn mạnh việc học tập đa
ngành, trang bị kiến thức nâng cao cũng như tính linh hoạt nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho sinh viên các phương pháp tiếp cận trong giáo dục đại học và cho các yêu cầu của một thế giới luôn đổi mới của thế kỷ 21.

Học sinh sẽ được trang bị tối đa kiến thức để thi lấy bằng GCE “A” Level vào cuối chương trình. GCE “A” Level được xem là giấy thông hành, được công nhận là một trong những điều kiện quan trọng cho đầu vào đại học.

Kỳ thi lấy chứng chỉ giáo dục nâng cao GCE “A” Level là kỳ thi cấp quốc gia được tổ chức thường niên tại Singapore, có sự phối hợp tổ chức, khảo thí, đánh giá bởi Bộ Giáo dục Singapore (MOE), Ủy ban kiểm tra (SEAB) và Tổ chức khảo thí địa phương của Đại học Cambridge (UCLES) – Anh Quốc.

Giáo dục bậc đại học Singapore đón nhận sinh viên từ nhiều nguồn, trải
qua nhiều kỳ thi với những sự sàng lọc ngay từ cấp tiểu học nên đầu vào rất khác nhau. Chính vì điều này, hệ thống các trường đại học cũng đa dạng bao gồm các trường công lập lẫn tư thục và các trường quốc tế với chất lượng, yêu cầu đầu vào khác nhau.

Singapore có 6 trường đại học công lập gồm: Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Công nghệ Nanyang
(NTU), Đại học Quản lý Singapore (SMU), Đại học Kỹ Thuật và Thiết kế Singapore (SUTD), Viện Công nghệ Singapore (SIT), Đại học SIM (UniSIM).

Một số trường đại học quốc tế có thể kể như Đại học James Cook Singapore trực thuộc Đại học James Cook Úc, Đại học Curtin Singapore – trực thuộc Đại học Curtin Úc, Học viện Kaplan – trực thuộc Tập đoàn giáo dục Washington Post Mỹ…

Tùy vào mỗi trường và chương trình học mà thời gian khóa đại học có thể kéo dài từ 2-4 năm, nhưng thường là từ 2-3 năm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí học tập cho sinh viên.

Ngoài ra, giáo dục đại học ở Singapore cũng trao cơ hội cho sinh viên lựa chọn những lộ trình học chuyển tiếp đến các quốc gia Mỹ, Anh, Úc… sau 1-2 học kỳ và sở hữu bằng cấp chuẩn Anh, Úc, Mỹ mà không phát sinh thêm chi phí.

VII. Nền giáo dục Thụy Điển

Học sinh làm chủ việc học tập của họ

Học sinh được hướng dẫn và khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình.

Bắt đầu từ mẫu giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ 2, các em ngồi thành vòng tròn với cô giáo, mỗi em sẽ nói lên những gì mình dự định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở nên dễ thực hiện thôi.

Nền giáo dục ở Thụy Điển không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng mệnh lệnh của người lớn mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu chuẩn hành xử dân chủ

Vào ngày thứ 6, mỗi em lại nói lên những việc mình đã làm trong tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn chưa tốt thì nhăn mặt.

Tiếp theo là người thầy bàn luận về sự tiến bộ của các em. Người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu rèn luyện nề nếp dân chủ, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết dân chủ là quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ không tranh giành nhau, đánh lộn nhau.

Ở các trường Trung học cơ sở, các thầy và học sinh gặp nhau hàng tuần trong hội trường để bàn luận về việc họ cảm nhận việc học đang tiến triển như thế nào. Việc học của từng nhóm học sinh được đem ra xem xét cái gì đang tốt, cái gì là xấu. Trước đó các nhóm học sinh đã nộp cho các thầy các bản tự nhận xét, đánh giá của họ. Một số bản nhận xét này sẽ được mọi người dự họp bàn luận, để xem thử có gì có thể giúp làm tốt hơn cho học sinh, cũng có thể làm cho họ nghĩ cái này đã thực sự tốt chưa hay chỉ là cách làm để chống chế…

Tại trường Trung học phổ thông, các học sinh tham gia vào hầu hết các mặt của quá trình học tập từ việc lập kế hoạch học tập, đánh giá, và cả tiêu chuẩn cho việc đánh giá.

Các tiêu chuẩn và chương trình học quốc gia có tính cách hướng dẫn hơn là chỉ thị áp đặt độc đoán

Mặc dù, học sinh đuợc yêu cầu đạt tới các tiêu chuẩn học lực do Bộ Giáo dục Thụy Điển thiết lập và ban hành ứng với 17 chương trình cấp Phổ thông trung học cho toàn thể 278 học khu ở Thụy Điển, nhưng các tiêu chuẩn và chương trình chỉ có tính hướng dẫn những nét đại cương, các tiêu chuẩn rất là uyển chuyển thường có thể được thay đổi qua các cuộc trao đổi giữa học sinh và thầy giáo.

Toàn bộ tài liệu hướng dẫn này cho toàn nước Thụy Điển mà chỉ có 103 trang (Regeringskansliet, 1995) trong khi 4 tập hướng dẫn về Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, và Ngôn ngữ cho hệ thống K-12 của bang Ohio ở Mỹ lên tới 1196 trang.

Các chiến lược giảng dạy theo chủ thuyết xây dựng kiến thức góp phần trao quyền tự chủ cho học sinh

Trong trường Trung học cơ sở, không có chuông reo báo hiệu giờ học, học sinh tự động vào lớp học, vào làm việc theo nhóm. Đôi khi cũng làm việc cá thể. Thầy giáo hiếm khi bắt đầu buổi học bằng cách đứng trước lớp nói với học sinh, mà thường ngồi trong một nhóm nào đó với học sinh để bắt đầu một đồ án.

Theo chủ thuyết xây dựng kiến thức, việc giảng dạy được cá nhân hoá: mỗi học sinh tự quyết định việc học như thế nào cho tốt đối với riêng mình khi ngồi vòng tròn với nhau và với thầy giáo.

Mỗi học sinh được yêu cầu triển khai và dạy một bài học trong một tuần cho các bạn trong lớp mà không phụ thuộc vào bài in sẵn trong sách giáo khoa. Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ sáng tạo hơn và làm phù hợp với hướng ưa thích học tập của các bạn trong lớp căn cứ trên các cuộc bàn thảo ngồi vòng tròn mà họ thường dùng.

Sau mỗi bài học, học sinh phải viết ra một vài suy nghĩ về những điều được cho là đúng và những gì chúng sẽ phải thay đổi.

Đó là một thông lệ mà thầy giáo hướng dẫn và nhắc nhở học sinh làm hàng ngày.

Sự tín nhiệm và giám sát của các thầy đối với học sinh

Tại các trường Tiểu học, trong khi các học sinh chơi ngoài trời trong vùng quanh nhà trường như trên các sườn đồi có tuyết hay trên một sân băng thì có thể có hay không có một thầy giám thị nào ở gần đó. Các em đã biết rõ các cách ứng xử với nhau trong các trò chơi vì chính các em đã cùng với các thầy bàn bạc thảo ra nội quy của mọi cuộc chơi và chính các em đã tuân thủ một cách tự giác và thống nhất với nhau cách ứng xử trên căn bản thân thiện, không đánh đập hay chơi xấu nhau… Vào thời gian dùng trà giữa buổi sáng, chỉ 2 học sinh Tiểu học cỡ 11 tuổi lo chuẩn bị trà phục vụ cho tất cả người lớn trong trường trong khi mọi học sinh khác chơi bên ngoài mà không có người lớn nào giám sát. Các sự kiện này làm cho các nhà nghiên cứu Mỹ rất ngạc nhiên, họ cho rằng không có người lớn giám sát, lỡ xảy ra sự cố hay tai nạn gì thì sao? Ông Hiệu trưởng trả lời là có gì thì học sinh sẽ báo ngay với chúng tôi.

Người Thụy Điển không lo sợ các vấn đề như người Mỹ vì họ cho rằng việc giáo dục cấp Mẫu giáo và Tiểu học của Thụy Điển là tập trung vào rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, tập cho học sinh biết cách sống hòa hợp với người khác, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong mọi sinh hoạt tập thể hơn là học kiến thức. Họ cho rằng có ích gì khi chỉ dạy cho trẻ em biết đọc biết viết, biết nhiều thứ để rồi cuối cùng chúng hành xử để bị vào tù. Tỉ lệ phạm tội và bị tống giam ở Thụy Điển thấp hơn ở Mỹ khá nhiều. Tuy ít chú trọng về dạy kiến thức ở mấy năm đầu cho học sinh, nhưng lên bậc Trung học phổ thông thì học sinh Thụy Điển đã chứng tỏ vượt trội hơn về học lực so với học sinh ở nhiều nước công nghiệp hoá cao nhất trong đó có Mỹ (NCES, 1999).

Nền giáo dục ở Thụy Điển không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng mệnh lệnh của người lớn mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu chuẩn hành xử dân chủ mà chính học sinh tham gia thiết lập vì lợi ích chung và công bình của mọi người trong cộng đồng.

Rèn luyện tinh thần dân chủ và sự trao quyền hợp pháp cho học sinh

Cuộc cải cách giáo dục năm 1994 cũng tăng cường việc rèn luyện tinh thần dân chủ và trao quyền hợp pháp cho giới trẻ.

Các thầy giáo được nhiều quyền tự quản hơn trong việc tạo ra các quyết định về công việc của họ trong nhà trường. Trong trường có một số thầy giáo được yêu cầu tham gia ý kiến giúp ban giám hiệu xem xét các vấn đề để đưa ra các quyết định của nhà trường.

Sự phân quyền này đã khai sinh ra một “Quốc hội học sinh” gồm 3 học sinh cấp 2 và 3 học sinh cấp 3 do tất cả học sinh trong một học khu bầu chọn ra. Sáu thành viên của quốc hội này được yêu cầu tham gia vào các cuộc họp của các giới chức chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan tới giới trẻ.

Chuẩn bị cho khả năng lao động trong nền kinh tế toàn cầu

Nhà trường Mẫu giáo và Tiểu học chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống trong xã hội, còn ở cấp 3 thì học sinh được chuẩn bị lao động theo tinh thần trường Trung học tổng hợp (Comprehensive High School của Conant, 1959).

Trong mỗi học khu ở Thụy Điển có 16 chương trình Trung học cấp 3 chú trọng về hướng nghiệp (career-centered programs of study). Những chương trình này được dạy cùng trong một trường, mỗi thầy thường chỉ làm việc trong một chương trình với quyền tự trị đáng kể.

Bộ Giáo dục Thụy Điển chỉ đưa ra các đề cương tổng quát cho mỗi chương trình, cho phép thầy giáo và học sinh bàn bạc cùng quyết định với nhau nên học cái gì.

Tất cả 5 môn học chính là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên đều là 5 môn bắt buộc trong mỗi chương trình. Nhưng những môn này lại được học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng chương trình. Có hai chương trình không tỏ ra hướng nghiệp rõ như 14 chương trình kia mà nặng về chuẩn bị cho học sinh lên Đại học hay Cao đẳng. Tuy nhiên, dù học ở 14 chương trình hướng nghiệp kia thì học sinh vẫn hợp lệ và đủ trình độ vào Đại học.

Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp Trung học được chọn vào Đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp Trung học.

Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị loại ra khỏi một trong 16 chương trình chính quy. Học sinh học theo chương trình 17 là để bổ sung, củng cố kiến thức để cuối cùng được quay trở về một trong 16 chương trình chính quy.

Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship).

Các phong cách này được rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán (critical analysis). Mỗi cộng đồng dân cư đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phương trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp thường kỳ tổ chức nói chuyện cho học sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng trong đó nêu rõ các học sinh nên được chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động.

Như các nhà giáo dục hướng nghiệp, hội đồng này cho biết họ mong muốn những gì và họ cảm nhận học sinh nay đang ở mức nào, đó chính là cách giáo dục hướng nghiệp vững chắc cho học sinh. Các doanh nghiệp địa phương thường hỗ trợ các phương tiện, thiết bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học sinh tốt nghiệp.

Nên biết rằng ở Thụy Điển mọi nhu cầu tài chính của nhà trường đều do sự đóng góp bắt buộc của các cấp chính quyền.

Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Hơn nữa, có những buổi học cốt tập cho học sinh tinh thần dấn thân trong doanh nghiệp học, như học sinh được cho vay một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thường dưới dạng dịch vụ trực tuyến (online services).

Học sinh được vay tiền từ một ngân hàng địa phương dưới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải được hoàn trả cho ngân hàng trước khi học sinh tốt nghiệp. Thống kê cho biết, rất hiếm khi các doanh nghiệp này làm mất tiền vay.

(Văn Đình Ưng- sưu tầm và giới thiệu)