Đại học RMIT thăm và làm việc với Hiệp hội
Sáng ngày 15/9/2016Banlãnh đạo Trường Đại học RMITtại Việt Nam đã đến thăm và tìm kiếm sự hợp tác với Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam AVU&C .
Thành phần đoàn của trường RMIT:
- Giáo sư Gael McDonald – Hiệu trưởng kiêm Tổng Giám đốc ĐH RMIT Việt Nam
- Ông Phillip Dowler – Giám đốc Chi nhánh Hà Nội
Phía Hiệp hội bố trí cán bộ tiếp đoàn:
- TS Văn Đình Ưng – Trưởng Ban Thông tin – Truyền thông, Trợ lý Chủ tịch Hiệp hội
- TS Lê Viết Khuyến – Trưởng Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học, AVU&C
- TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội
Trong buổi gặp, GS. McDonald đã thông tin một số nội dung: Giới thiệu về Đại học RMIT Việt nam; Chia sẻ về Dự án Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) mà Đại học RMIT đang triển khai với mục đích thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật số trong công tác dạy và học tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam. RMIT hy vọng CODE sẽ trở thành một cầu nối giữa RMIT Việt Nam, Bộ Giáo dục, Hiệp hội và các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam; Mong muốn hợp tác với AVU&C trong dự án CODE và các dự án tương tự; Mong muốn được kết nối chặt chẽ hơn với các trường đại học và cao đẳng khác của Việt Nam với sự hỗ trợ của AVU&C.
TS Văn Đình Ưng đã giới thiệu tổng quan về Hiệp hội, nêu 5 vấn đề ưu tiên trong chương trình hoạt động của Hiệp hội hiện nay và tương lai gần mà Đại học RMIT có thể quan tâm, tìm kiếm sự hợp tác. Đó là: Phản biện chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo;Hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo;Tự chủ đại học, Kiểm định chất lượng giáo dục đại học; Đổi mới thi và tuyển sinh; Vấn đề dạy và học tiếng Anh. TS Lê Viết Khuyến, PGS.TS Nguyễn Phương Nga trao đổi sâu thêm về các nội dung trên.
Phía lãnh đạo Đại học RMIT cho rằng cả 6 vấn đề đó trường RMIT đều có nhiều kinh nghiệm, tiềm lực sẵn sàng chia sẻ với Hiệp hội. Đồng thời phía ĐH RMIT cũng rất cần sự hỗ trợ tư vấn của Hiệp hội trong một số hoạt động đào tạo tại Việt Nam. Theo Điều lệ của Hiệp hội, chưa có điều khoản kết nạp trường đại học của nước ngoài vào làm hội viên của Hiệp hội, nhưng RMIT mong muốn hai bên thiết lập quan hệ hợp tác để thực hiện những mong muốn trên, vì sự phát triển của giáo dục đào tạo Việt Nam.
Phía Hiệp hội cho biết, tất cả các nguyện vọng của GS.McDonald đều thiết thực. Hai bên sẽ có văn bản ghi nhớ về nội dung cuộc họp hôm nay, báo cáo Chủ tịch và Thường trực Hiệp hội xin ý kiến để triển khai.
Trước mắt, hai bên bắt đầu triển khai một số hoạt động kết nối ban đầu.
-Phía Hiệp hội trực tiếp gửi Giấy mời Đại diện RMIT dự Hội thảo về Tự chủ đại học, vào ngày 30/9/2016, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;
-Phía RMIT mởi Hiệp hội thăm cơ sở vật chất của trường tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, thăm Trung tâm Kỹ thuật số CODE, thăm Thư viện điện tử, thăm Trung tâm tiếng Anh…của nhà trường; mời dự Hội thảo về chất lượng dạy và học tại trường RMIT vào tháng 10 năm 2016; sẵn sàng kết nối Hiệp hội AVU&C thăm và trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Hiệp hội đại học của Úc.