Lá thư gửi Unesco Chủ tịch Hồ Chí Minh và “Bốn trụ cột” giáo dục trong thế kỷ XXI

Ngày 09/07/2021

Giáo sư TSKH. Trần Văn Nhung, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, Nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước.

Ban Biên tập website Hiệp hội trân trọng giới thiệu nội dung bức thư Giáo sư TSKH Trần Văn Nhung gửi đến Ban biên tập. Nguyên văn cuộc trao đổi Tổ chức Unesco và GS. Trần Văn Nhung, tư tưởng Hồ Chí Minh “ Bốn trụ cột” giáo dục đã trở thành di sản giá trị “ toả sóng linh thiêng” của Unesco và thế giới. Lá thư này được gửi đến Unesco khi GS. Trần Văn Nhung còn tại nhiệm Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Đồng thời, trong thời gian này với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Unesco Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Giáo dục, Giáo sư TSKH Trần Văn Nhung đã tham gia, đề xuất thúc đẩy nhiều hoạt động chương trình kết nối quan hệ Việt Nam và Unesco đóng góp vào phát triển nền giáo dục quốc gia. Bằng tất cả nỗ lực của mình GS. TSKH Trần Văn Nhung “bắc nhịp cầu văn hoá” Unesco, đem tinh hoa văn hoá quốc gia dân tộc, tinh hoa tư tưởng giáo dục Danh nhân Văn hoá Hồ Chí Minh hội nhập với sự phát triển tinh hoa văn hoá thế giới đương đại. Vì vậy Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó gửi thư khen tặng trân trọng và đánh giá cao Giáo sư Trần Văn Nhung, bởi đã có những phát hiện giá trị về sự tương đồng giữa triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm của Tổ chức Unesco về giáo dục được nêu trong Báo cáo Delors công bố năm 1996. Tư tưởng của Hồ Chí Minh thực sự là Di sản quý báu, cần tiếp tục được giới thiệu rộng rãi đối với bạn bè quốc tế.


HỒ CHÍ MINH VÀ “BỐN TRỤ CỘT” GIÁO DỤC CỦA UNESCO TRONG THẾ KỶ XXI

Sau đây là bản dịch tiếng Việt của bức thư Trần Văn Nhung gửi UNESCO và thư phúc đáp của UNESCO. Nguyên bản tiếng Anh sẽ được kèm theo sau đó. Thư Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khen tặng Giáo sư Trần Văn Nhung.

THƯ GỬI UNESCO

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2014

Trần Văn Nhung

Kính gửi: Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO, Paris, CH Pháp

Đồng kính gửi:

– Bà Katherine Müller-Marin, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam;

– Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Kính thưa Bà Irina Bokova,

Tôi viết thư này gửi đến Bà để chia sẻ cùng Bà và UNESCO thông tin về việc nửa thế kỷ trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần như thế nào để xây dựng nên bốn trụ cột của giáo dục do UNESCO khuyến nghị năm 1996.

Như chúng ta đã biết, năm 1996, dựa trên Báo cáo của Hội đồng Delors, UNESCO đã đề xuất bốn trụ cột của giáo dục trên toàn thế giới trong thế kỷ XXI, đó là “học để có kiến thức, học để làm việc, học để biết chung sống với nhau và học để làm người”[a,c]. Cả nhân loại đều thừa nhận chân lý này. Khuyến nghị cũng có thể được xem như là triết lý giáo dục cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy về cơ bản hay một phần của tư tưởng và chân lý này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ra ngay từ tháng 9 năm 1949 trên trang đầu của cuốn sổ vàng khi Người đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, tiền thân của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”[b,c]. Khi viết ra những dòng này trong một hoàn cảnh cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ muốn nhắc nhở, khuyên răn những cán bộ lãnh đạo các cấp của Việt Nam trong tương lai trên bước đường học hỏi, phấn đấu và tu dưỡng. Người thường nói và viết rất giản dị, khiêm tốn, ít nói lý luận cao siêu.

Tôi chưa biết thông tin trên đã đến được UNESCO hay chưa. Nếu chưa thì tôi xin đề nghị Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trình nguyên bản bút tích nói trên năm 1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp lên UNESCO tại Paris, để thấy Hồ Chí Minh hơn nửa thế kỷ trước đã góp phần xây dựng nên bốn trụ cột giáo dục của toàn thế giới trong thế kỷ XXI do UNESCO khuyến nghị năm 1996 như thế nào. Nhân đây, tôi cũng xin kiến nghị thêm với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trong việc tiếp tục giới thiệu các di sản thiên nhiên và văn hoá vật thể và phi vật thể với UNESCO để được công nhận, mà chúng ta đang làm rất tốt và được UNESCO ủng hộ tích cực, hiệu quả, cần chú ý hơn nữa đến việc giới thiệu các di sản tư tưởng và văn hoá của dân tộc Việt Nam, mà trên đây chỉ là một ví dụ cụ thể. Vì các di sản tư tưởng và văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, bao giờ cũng không kém phần quan trọng hơn so với các di sản vật thể do “tự nhiên” tạo ra và để lại.

Tôi xin cảm ơn Bà đã dành thời gian đọc thư tôi và hy vọng sớm nhận được trả lời của Bà.

Kính chúc Bà khoẻ mạnh và hoàn thành sứ mệnh cao cả mà UNESCO đã trao cho Bà.

Kính thư,

Trần Văn Nhung

Tài liệu tham khảo

[a] Delors, J., Learning: The Treasure Within, Report to UNESCO of the International Commission on Education for the Twenty-first Century. UNESCO Publishing 1998, ISBN 9231034707, 9789231034701. Xem bản dịch tiếng Việt của Trịnh Đức Thắng, do Vũ Văn Tảo hiệu đính, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội-2002.

[b] Tuyển tập Hồ Chí Minh (12 tập), xem tập 5 (1947-1949), trang 684; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2004.

[c] Trần Văn Nhung: Về GD-ĐT: Đôi điều ghi lại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội-2011.

Người gửi: Trần Văn Nhung

Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước

(Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.)

THƯ GỬI UNESCO (Tiếng Anh)

Hanoi, 11 July 2014

Her Excellency,

Ms Irina Bokova, Director-General of UNESCO,

Paris, France

Cc: HE. Ms Katherine Müller-Marin, Head of UNESCO Office in Hanoi, Vietnam, and HE. Mr Nguyen Thanh Son, President of the Vietnam National Commission for UNESCO and Deputy-Minister of Foreign Affairs of Vietnam.

Dear Ms Irina Bokova,

I am writing this letter to share with you and UNESCO the information of how over half a century ago our late President Ho Chi Minh contributed to the building up of the four pillars of education as recommended by UNESCO in 1996.

As we know, in 1996, based on the Report by Delors, UNESCO recommended that education worldwide in the twenty-first century should be built on four pillars, namely, “learning to know, learning to work, learning to live together and learning to be”[a,c]. All humans acknowledge this truth. This can also be viewed as the educational philosophy of the world, including Vietnam, in the twenty-first century.

However, if we notice, we may realize that basically this truth was raised by President Ho Chi Minh in September 1949 on the first page of the golden book when he visited Nguyen Ai Quoc Political Academy, the forerunner of the current Ho Chi Minh National Academy of Politics: “Learning to work, to be a man, and to be a cadre. Learning to serve the unions, the class and the people, the fatherland and the humanity. If one wants to achieve that aim, one should be industrious, economical, honest, righteous, and impartial.” (cited in [b], p.684, or [c]).

I do not know whether this information has reached UNESCO. If not, I suggest the Vietnam National Commission for UNESCO send the above-mentioned original autographs of Ho Chi Minh with an English and French translation to UNESCO in Paris to see how over half a century ago Ho Chi Minh contributed to the building up of the four pillars of education as recommended by UNESCO in 1996.

I would also like to suggest the Vietnam National Commission for UNESCO, in introducing our tangible and intangible heritage to UNESCO for recognition, which we have been doing very well with the invaluable support from UNESCO, pay more attention to the introduction of the ideological and cultural heritage of our Vietnamese people in general and of our Uncle Ho in particular, of which the above example is just a specific one. This is because ideological and cultural heritage of each nation is no less important than tangible one created and left by “nature”.

I would highly appreciate if you could kindly read my letter and would reply to me at your earliest convenience.

Yours sincerely,

Tran Van Nhung

References

[a] Delors, J., Learning: The Treasure Within, Report to UNESCO of the International Commission on Education for the Twenty-first Century. UNESCO Publishing 1998, ISBN 9231034707, 9789231034701. See also the Vietnamese translated version by Trinh Duc Thang, Vu Van Tao (Ed.) (2002).

[b] Ho Chi Minh Collection (12 Volumes), see Volume 5 (1947-1949), p.684; the State Political Publishing House, Hanoi-2004 (in Vietnamese).

[c] Tran Van Nhung: Some Notes on Education and Training, Vietnam Education Publishing House, Hanoi-2011 (in Vietnamese).

Sender: Prof. Dr. Tran Van Nhung

General Secretary of the State Council for Professor Title of Vietnam,

(Former Vice-Minister of Education and Training of Vietnam,

Former Vice-President of Vietnam National Commission for UNESCO);

Add: 7th Floor, Ta Quang Buu Library, Hanoi University of Technology,

No 1, Dai Co Viet Str., Hanoi, Vietnam.

(The Author was very much grateful to Prof. Dr. Hoang Van Van for translating this letter from Vietnamese into English.)

THƯ TRẢ LỜI CỦA UNESCO

Mr. Qian Tang, Trợ lý về Giáo dục của Tổng Giám đốc UNESCO

Paris, 30/9/2014

Kính gửi: Giáo sư Trần Văn Nhung,

Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Kính thưa Giáo sư Trần Văn Nhung,

Thay mặt Tổng Giám đốc, tôi xin cảm ơn Ông về bức thư đề ngày 11/7/2014, trong đó Ông đã cung cấp bút tích để minh chứng đóng góp và cống hiến quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưởng và tầm nhìn giáo dục.

Quả thực, cách thức nhìn nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất gần gũi với bốn trụ cột giáo dục được đề xuất trong Báo cáo Delors năm 1996 của UNESCO dưới nhan đề “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”. UNESCO đánh giá cao sự cố gắng của các ông khi dịch và truyền bá Báo cáo Delors ở Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Ông đã góp phần tiếp tục làm giàu lý luận giáo dục thế giới bằng minh chứng tầm nhìn giáo dục rất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Liên quan tới điều này, chúng tôi muốn thông báo với các Ông rằng Tổng Giám đốc UNESCO vừa thành lập Nhóm Chuyên gia Cao cấp để tiếp tục nghiên cứu giáo dục trong bối cảnh hiện nay với những biến đổi toàn cục. Nhóm Chuyên gia này hiện đang chuẩn bị một báo cáo ngắn để đóng góp vào giáo dục đang được nhìn nhận lại trong một thế giới thay đổi. Đó cũng chính là một trong các nhiệm vụ quan trọng của UNESCO là quan sát và phân tích toàn cục sự biến đổi xã hội. Bản báo cáo này nhằm khuyến khích thảo luận về tầm nhìn nhân văn về giáo dục và phát triển, dựa trên các nguyên tắc vì cuộc sống, vì nhân phẩm, vì đa dạng văn hoá và tình đoàn kết, hữu nghị. Báo cáo đầu tiên, sẽ được xuất bản năm 2015, có thể xem là cơ sở cho báo cáo toàn cầu mới với nhiều kỳ vọng về sự học tập trong thế kỷ XXI, theo tinh thần của hai xuất bản phẩm cơ bản của UNESCO, “Học để làm người: Thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai” (1972), “Báo cáo Faure”, và “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” (1996), “Báo cáo Delors”.

Cho phép tôi nhân dịp này được thông báo với Ông rằng Nhóm Chuyên gia Cao cấp đang chuẩn bị dự thảo đầy đủ đầu tiên của báo cáo, nhan đề “Suy nghĩ lại về giáo dục trong một thế giới thay đổi”, hoàn thành vào đầu tháng 10/2014. Quá trình thẩm định lại dự thảo này được đặt ra trước khi Nhóm Chuyên gia Cao cấp họp lại với nhau ở Paris vào đầu tháng 12/2014, để xem lại từ đầu đến cuối, cho in ra và báo cáo tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc, từ 19 đến 22 tháng 5 năm 2015.

Chúng tôi rất hân hạnh nếu Ông có thể tham gia vào quá trình thẩm định này trong các tháng sắp tới. Đóng góp hiệu quả của Ông sẽ góp phần làm cho báo cáo của Nhóm Chuyên gia Cao cấp phù hợp với sự đa dạng của các hệ thống kiến thức và quan điểm trên thế giới. Báo cáo sẽ được xuất bản trong

quý I của năm 2015. UNESCO sẽ rất vui mừng nếu báo cáo cũng sẽ được dịch ra tiếng Việt để làm cơ sở và khuyến khích thảo luận về chính sách công, dùng cho các mục đính và các tổ chức học tập trong thế giới thay đổi hiện nay.

Chúng tôi xin cảm ơn Ông về sự quan tâm và ủng hộ công việc của UNESCO và tin rằng có nhiều cách để Ông đóng góp cho những cố gắng hiện thời của UNESCO nhằm suy nghĩ lại về giáo dục trong một thế giới biến động.

Trân trọng,

Mr. Qian Tang, Trợ lý về Giáo dục của Tổng Giám đốc UNESCO.

THƯ TRẢ LỜI CỦA UNESCO (Tiếng Anh)

Sau khi đồng kính gửi bức thư nói trên đến Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam mà không nhận được hồi âm, mặc dù UNESCO Paris đã trả lời bằng bức thư trên, tôi đã gửi bức thư đến Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, và ngay lập tức tôi đã nhận được trả lời chính thức của Phó Thủ tướng.

Nội dung bức thư Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi GS.TSKH Trần Văn Nhung

Thư của PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014

Kính gửi:Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Văn Nhung

Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước

Tôi rất vui mừng nhận được thư ngày 12/10/2014 của Giáo sư và trân trọng cảm ơn Giáo sư đã đánh giá tích cực đối với công tác đối ngoại trong bối cảnh hiện nay, cũng như những thông tin mà Giáo sư chia sẻ.

Tôi được biết, trước đây, với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Giáo dục, Giáo sư đã tham gia, đề xuất và thúc đẩy nhiều hoạt động và chương trình giáo dục, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam và UNESCO trong lĩnh vực này. Nay trên cương vị mới, Giáo sư vẫn tiếp tục công tác nghiên cứu để đóng góp vào việc phát triển nền giáo dục quốc gia. Tôi trân trọng bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với những đóng góp của Giáo sư.

Tôi hoàn toàn chia sẻ đối với phát hiện của Giáo sư, theo đó đã có sự tương đồng giữa triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm của Tổ chức UNESCO về giáo dục được nêu trong Báo cáo Delors công bố năm 1996. Tư tưởng của Hồ Chí Minh thực sự là Di sản quý báu, cần tiếp tục được giới thiệu rộng rãi đối với bạn bè quốc tế.

Trong thời gian tới, tôi mong Giáo sư tiếp tục chia sẻ những nghiên cứu đóng góp của Giáo sư trong lĩnh vực giáo dục. Tôi sẽ chỉ đạo Vụ Văn hoá Đối ngoại và UNESCO, Bộ ngoại giao, với tư cách là Ban thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cũng như Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO, phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Giáo dục trong Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, để giới thiệu một cách rộng rãi hơn tới tổ chức UNESCO và các quốc gia thành viên triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kính chúc Giáo sư luôn dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc.

Phạm Bình Minh

Ban TT – SV