“tạm dừng đến trường, không ngừng việc học” – xét trên bình diện cuộc chiến chống virus

Ngày 26/05/2021

Trong khi mọi thứ còn ở phía trước và xét trên bình diện toàn cầu thì cuộc chiến chống virus mới đang bắt đầu. Giải pháp cho thực tế đặt ra nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm trong quản lý, ngành giáo dục đã làm rất tốt trong cuộc chiến chống đại dịch covid 19. Cũng như việc nghiên cứu phát triển vaccine nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm cuối cùng đặt ra là tối ưu hoá thực tiễn để điều chế vaccine đặc trị trong cuộc chiến chống virus coronna và đại dịch covid 19, ngăn chặn chúng những nguy cơ tác động xấu đến sự phát triển bình an của nhân loại.

Học tại nhà là biện pháp khắc phục trong bối cảnh COVID-19 và chúng ta phải đặt ra mục tiêu biến thách thức thành cơ hội. Xác định chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, Bộ GD-ĐT đã tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình. Năm học 2019-2020 khép lại với thành công kép của ngành GD-ĐT trong thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn sức khoẻ của học sinh. Gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước; 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, sau hai đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đều an toàn trước dịch bệnh.
Nhiều tổ chức quốc tế cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước những nỗ lực và thành quả của giáo dục Việt Nam trong cuộc chiến với Covid 19.

Học online ( ảnh minh hoạ)

Trưởng đại diện của UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers phát biểu tại Hội nghị ASEAN – UNICEF về Chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong toàn ASEAN, tháng 10-2020. “Những giải pháp được đưa ra rất nhanh và hiệu quả, hành động hết sức khẩn trương. Bên cạnh việc đó, Bộ GD-ĐT còn quan tâm đến việc bảo đảm sức khoẻ cho người học
Trong khi mong đợi vaccine sớm được tiêm chủng đến tất cả người dân thì chúng ta vẫn phải đối diện với thực tế dịch covid 19 với nhiều biến chủng và nguy cơ bùng phát không kiểm soát nếu lơ là mất cảnh giác với chúng. Ngành giáo dục đã tối ưu hoá được thành công kép là vừa đảm bảo dạy học bằng biện pháp học trực tuyến vừa bảo vệ an toàn sức khoẻ cho học sinh.
Nhiều dự phóng được đặt ra, chẳng hạn như câu hỏi, đến khi đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine đến tất cả công dân thì các biện pháp giãn cách hiện nay có còn cần đến không. Câu trả lời là mọi thứ đang ở phía trước. Khi không thể định lượng một vấn đề hiện tại về mặt tư duy thì vẫn chủ yếu là định tính. Hoặc tham khảo những dự báo chuyên ngành để tuỳ biến giải pháp tối ưu rút ra cách làm hiệu quả nhất cho thực tại.
Hãy cùng theo dõi cuộc trao đổi gần đây Giáo sư Andrew Pollard với tờ Welt của Đức, chuyên gia phát triển vaccine Oxford-  AstraZenecat

Giáo sư Andrew Pollard.

Giáo sư Andrew Pollard cho biết xét trên bình diện toàn cầu thì cuộc chiến chống virus mới bắt đầu. Gần 10% dân số thế giới đã tiêm chủng vaccine COVID xong đợt một nhưng các biến thể virus đang làm dấy lên nỗi lo các loại vaccine có thể bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi gần đây với tờ Welt của Đức, giáo sư Andrew Pollard, chuyên gia phát triển vaccine Oxford-AstraZeneca lại cho rằng, đó không phải là điều đáng lo nhất.

Theo giáo sư có phải chúng ta đang dần đi tới giai đoạn cuối của đại dịch?

Với góc nhìn toàn cầu thì cuộc chiến chống đại dịch mới bắt đầu. Lúc này, ở châu Âu chúng ta dường như đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Nhưng nếu người ta lúc này ở Nepal hay Ấn Độ thì lại nghĩ, làm gì có đường hầm nào!

Ảnh minh hoạ

Liệu có nguy cơ gì không, nếu chỉ tiêm chủng một lần rồi đi nghỉ thoải mái?

Sau một lần tiêm chủng thì nguy cơ bị lây nhiễm giảm đáng kể. Nhưng ở đây còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố. Liệu nơi bạn đến có đột biến mới không, vì cho dù bạn đã tiêm chủng vẫn có thể tha nó theo về nhà. Hễ có một chuyến đi đâu đó luôn có một rủi ro đi kèm. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta cần chú ý đó là sự lây lan virus ở nơi đó như thế nào, quy chế tiêm chủng ở đó ra sao, từ đó tính ra sự đi lại thích hợp giữa các nước.

Vậy khi nào sẽ đạt được sự miễn dịch quần thể?

Chúng ta nên quên ý tưởng về miễn dịch quần thể đi. Nếu chúng ta đối diện với một loại virus không thay đổi thì các nhà toán học có thể tính toán ra tỷ lệ (miễn dịch cộng đồng) cần thiết. Với bệnh sởi tỷ lệ này là 95%. Đối với COVID-19 ví thử số người bị lây nhiễm như năm vừa qua thì có thể dựa vào miễn dịch quần thể. Nhưng ai cũng biết nó lại không như vậy. Đáng ra câu hỏi phải là, chúng ta phải tiêm chủng cho bao nhiêu người để có thể giảm thiểu nhiều nhất các ca bệnh nặng phải đi viện điều trị?
Nếu chúng ta chỉ tiêm chủng cho những người trên 50 tuổi thì những người ít tuổi hơn vẫn có thể bị bệnh nặng. Chí ít đối với châu Âu chúng ta có thể cho rằng, trong mùa hè này đại đa số dân chúng sẽ không có nguy cơ bị bệnh nặng. Như vậy đã là thành công vĩ đại rồi.

Ông lo lắng về đột biến Ấn Độ đến đâu?

Chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào đột biến Ấn Độ, nó chỉ là một trong nhiều đột biến. Các nghiên cứu cho đến nay có thể giúp chúng ta yên lòng, vì các vaccine đang được sử dụng đều rất có hiệu quả nên có thể không xẩy ra các diễn biến bệnh nghiêm trọng.

Việc kết hợp các loại vaccine với nhau, như hiện nay đang tiến hành, liệu có nguy hiểm gì không?
Xét về mặt sinh học thì một hỗn hợp sẽ cho kết quả tốt. Tất cả các loại vaccine được dùng ở Châu Âu đều tạo ra một hệ thống miễn dịch dựa trên protein gai (spike protein). Dùng riêng rẽ tốt hơn hay là phối trộn hai loại vaccine với nhau sẽ tốt hơn? cho tới nay chưa có đủ số liệu. Hiện đang tiến hành thử nghiệm phối trộn, khoảng một hoặc hai tháng nữa sẽ có câu trả lời. Tuần trước, chúng tôi đã có kết quả rằng người lớn tuổi gặp phải tác dụng phụ mạnh hơn với các sản phẩm khác nhau trong những ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng lần thứ hai. Điều này thậm chí có thể xảy ra với những người ít tuổi hơn. Khi sử dụng vaccine phối trộn cần có sự giải thích và điều trị phù hợp. Muốn vậy chúng tôi còn phải chờ các kết quả nghiên cứu.

Chúng ta nên có chiến lược tiêm chủng ưu tiên như thế nào?
Để hệ thống y tế không bị quá tải thì lối thoát duy nhất là phải tiêm chủng cho nhóm người trên 50 tuổi và có bệnh nền. Ưu tiên số một là không để người ta bị bệnh nặng phải đi viện điều trị để cho nền kinh tế và cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường. Sau đó tiêm chủng rộng rãi cho toàn dân vì qua đó mới chặn đứng sự lây lan.
Phát hiện mới nhất về máu đông sau khi tiêm vaccine là gì?
Dữ liệu gần đây của Cơ quan quản lý Dược phẩm Vương quốc Anh, MHRA, cho thấy tỷ lệ đông máu sau khi tiêm vaccine thứ hai là rất, rất thấp. Nó cực kỳ thấp ngay từ liều đầu tiên. Nếu bạn còn lái xe ô tô, lái xe ô tô ở Châu Âu còn nguy hiểm hơn nhiều so với việc tiêm phòng.
Ông có tán thành việc thu hồi việc bảo hộ bằng sáng chế đối với các loại vaccine corona?
Nếu tiếp cận được với bằng sáng chế thì trên thế giới sẽ sản xuất được nhiều vaccine hơn, mục tiêu đó là đúng. Cái khó là ở đây có các lợi ích về thương mại. Ngay cả chúng ta ở châu Âu cũng thấy có những trục trặc trong khâu bổ sung vì sản xuất vaccine hàng loạt là một điều rất khó khăn. Vả lại hủy chế độ bảo hộ bằng sáng chế cũng không giải quyết được các khó khăn hiện nay. Riêng trong tháng này đã có gần một triệu người bị chết vì corona, điều này sẽ không thay đổi dù có thay đổi việc tiếp cận với bằng sáng chế. Do đó chúng ta phải tìm ra các cách để phân phối lại lượng vaccine đang dư thừa, tồn đọng hoặc số dùng để tiêm chủng cho thanh thiếu niên.
Không phải chỉ có tổng thống Pháp Emmanuel Macron dè bỉu cho rằng loại vaccine do ông phát triển không có tác dụng và gây tai tiếng, ông có cảm giác như thế nào về điều này?
Vấn đề không ở chỗ vaccine của AstraZeneca bị bôi nhọ. Mà là, những lời nói như vậy hủy hoại niềm tin của dư luận đối với chương trình tiêm chủng. Thực tế kết quả rất xuất sắc, công dụng của AstraZeneca cũng tốt không khác gì các loại vaccine khác. Tại nước Anh, nhờ tiêm chủng đã cứu được mạng sống của trên một vạn người. Trên toàn thế giới, cụ thể ở 160 quốc gia cho đến nay đã phân bổ được khoảng 400 triệu lọ AstraZeneca qua đó cứu được mạng sống của hàng trăm nghìn người.
Về phía mình, trong mọi việc chúng tôi luôn rất công khai, minh bạch, luôn nói rõ những gì mình đã làm. Chúng tôi đăng tải nhiều dữ liệu hơn bất kỳ nhà phát triển vaccine nào khác.
Từ cuộc đua phát triển vaccine, nếu so sánh với công nghệ vector (mà các hãng như AstraZeneca, Johnson&Johnson phát triển – ND) thì công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna phát triển -ND) có phải là kẻ thắng cuộc?
Những phương pháp được Pfizer hoặc Moderna sử dụng là những công nghệ mới đầy hấp dẫn và thú vị. Chúng là một nền tảng nữa cực kỳ hữu ích đối với tương lai. Thành công thực sự trong đại dịch này là chúng ta có một danh sách vaccine lớn đến như vậy. Nhưng nếu chỉ tập trung vào một công nghệ, điều đó khiến thế giới có thể bị rủi ro.

Trong khi mọi thứ còn ở phía trước. Giải pháp cho thực tế đặt ra nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm trong quản lý, ngành giáo dục đã làm  tốt  trong cuộc chiến chống đại dịch covid 19. Cũng như việc nghiên cứu điều chế vaccine nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm đặt ra cuối cùng là tối ưu hoá vaccine đặc trị trong cuộc chiến chống virus coronna và đại dịch covid 19 ngăn chặn những nguy cơ của chúng đối với tiến hoá của nhân loại. Giáo sư Fernando Reimers – trường Đại học Havard (Mỹ) cũng cho biết, khi thực hiện nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch, nhóm đã chọn Việt Nam làm ví dụ điển hình để các nước khác học hỏi kinh nghiệm.

Ban TT – SV